0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 68 -71 )

1.Đề xuất đối với cơquan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội

1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hợp vệ sinh. hợp vệ sinh.

- Người dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Việc đào hoặc khoan giếng gần nhà tiêu hoặc chuồng heo, bò là khá phổ biến ở nông thôn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước giếng từ các chất thải trên; việc không có biện pháp bịt kín miệng giếng sau khi không sử dụng làm cho nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn.

- Việc sử dụng nước giếng chưa qua xử lý hoặc chỉ xứ lý đơn giản bằng các biện pháp lọc cơ học đơn giản, không đun sôi khi uống, hoặc tắm nước sông cho thấy người dân chưa thấy rõ ảnh hưởng lâu dài của nguồn nước sử dụng đối với sức khỏe. Do đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao ý thức cho người dân là một vấn đề quan trọng cần phải được đặc biệt quan tâm.

- Trong khi chưa có giải pháp thay thế nguồn nước một cách triệt để, cần có hướng dẫn đến tận người dân các phương pháp lọc phèn, khử mùi… hiệu quả thay vì người dân thực hiện theo kinh nghiệm nhưhiện nay.

1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành công nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành công trình cũng nhưviệc lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả.

- Về quản lý quy hoạch: Các sở, ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường công tác quản lý quy hoạch, phân vùng ưu tiên đầu tư phát triển xây dựng công trình cấp nước và xử lý chất thải rắn;

- Về đầu tư xây dựng công trình: Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình tại những địa bàn có nhu cầu cấp thiết, công trình có quy mô lớn phục vụ liên thôn, liên xã, liên huyện; công trình phải bảo đảm tính bền vững cao. Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình phải được nghiên cứu, chuẩn bị thật tốt, công tác điều tra đánh giá hiện trạng đảm bảo phản ảnh đúng thực tế; giải pháp công nghệ xử lý phải phù hợp với nguồn “nguyên liệu”đầu vào;

- Về quản lý sau đầu tư: Đơn vị quản lý, vận hành công trình sau đầu tư phải là chủ đầu tư quản lý xây dựng công trình, dự án hoặc cử người tham gia với chủ đầu tưtrong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

+ Đối với các công trình đã và đang xây dựng, ưu tiên trước hết là đảm bảo công tác quản lý sau đầu tư đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả đầu tư. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là gắn trách nhiệm của đơn vị xây dựng công trình với việc quản lý, bảo trì, vận hành, và kinh doanh sauđầu tư.

Hiện nay, công tác quản lý, vận hành công trình sau đầu tư được lựa chọn theo các mô hình như: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý cấp nước

huyện, Doanh nghiệp, Tư nhân, Cộng đồng. Do hạn chế về trình độ chuyên môn và cách thức quản lý, nhiều công trình cấp nước nhanh xuống cấp, hư hỏng, hoặc chất lượng nước không đảm bảo.

Cần có một đơn vị đầu mối có đủ năng lực, chẳng hạn Trung tâm Nước sạch và Môi trường, chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, và chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối. Đơn vị này có thể chuyển giao công nghệ và ký kết hợp đồng với một người tại địa phương quản lý công trình này dưới sự giám sát của đơn vị này. Gắn liền lợi ích kinh tế trực tiếp với trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị đối với công trình, dự án nước là điều kiện tiên quyết để loại bỏ tình trạng cá nhân, đơn vị nào cũng có liên quan nhưng không có ai chịu trách nhiệm cụ thể. Xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động cấp nước nông thôn nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị quản lý, vận hành. Ngoài ra, việc tổ chức định kỳ các khóa tập huấn về kỹ thuật và quản lý cho nhân viên quản lý công trình nước do các cơ quan có chuyên môn đảm trách là hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát vừa qua cho thấy, trình độ chuyên môn của các cán bộ cơsở rất yếu và công tác tập huấn còn rất hạn chế.

Cần xây dựng qui chế quản lý, trong đó đưa ra những điều kiện tối thiểu về năng lực quản lý, vận hành của cán bộ, công nhân vận hành (chẳng hạn, phải hoàn thành khóa tập huấn ngắn hạn do cơ quan có thẩm quyền tổ chức và thẩm định) và các qui trình chuẩn phải thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT và QCVN 01: 2009/BYT. Các đơn vị quản lý, vận hành công trình có trách nhiệm quản lý, vận hành theo quy trình đã được xây dựng, khai thác và duy tu bảo dưỡng thường xuyên công trình;định kỳ tự kiểm tra chất lượng nước theo quy định; theo dõi, kiểm tra, ghi chép nhật ký quản lý, vận hành công trình; kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, sửa chữa nhỏ công trình đảm bảo công trình hoạt động bình thường.

+Đối với những công trình sẽ được thực hiện, ưu tiên trước hết làđầu tư vào những nơi

đang có nhu cầu bức thiết về nước sạch vì khiđó các công trình sẽ đồng thời giải quyết được nhu cầu cho người dân vừa đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế. Một khi nguồn nước giếng đào và giếng khoan vẫn đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt bình thường thì người dân nông thôn chưa muốn dùng hoặc chỉ dùng nước máy với số lượng rất thấp, không hiệu quả về mặt kinh tế.

Các kết quả khảo sát ý kiến của người dân đều phản ánh rõ khuôn mẫu này. Một số khu vực bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn nặng như các xã Tam Quan Nam, là những nơi có tiền đề quan trọng cho việc phát triển các công trình cấp nước sạch tập trung. Do vậy, công tác khảo sát, tham vấn cộng đồng phải được thực hiện thật tốt nhằm đánh giá thị trường trước khi quyết định xây dựng, công suất cung cấp, thiết kế mạng lưới đường ống, và hiệu quả đầu tư.

Khảo sát khoan thăm dò nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn công nghệ xử lý nước phù hợp và đảm bảo tính bền vững của các công trình cấp nước, đặc biệt đối với các vùng ven biển thuộc các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước là những địa bàn rất dễ bị xâm nhập mặn vào mùa khô.

1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn, hộ nghèo, vùngđồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh nghèo, vùngđồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh

Một trong những khó khăn hiện nay đối với hộ nghèo là chi phí lắp đặt đường ống nước từ đường ống chính vào nhà và chi phí lắp đặt đồng hồ nước. Do đó, có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoặc miễn phi khoản chi phí lắp đặt đường ống hoặc đồng hồ. Có chính sách trợ giá nước nhưng phải bảo đảm quyền lợi của đơn vị quản lý, vận hành và duy trì sự hoạt động ổn định của công trình.

2.Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch

2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơbản. kiến của người dân về các chỉ báo cơbản.

+ Sự cần thiết của dịch vụ; + Số m3

nước có thể sử dụng của hộ;

+ Mục đích sử dụng nước: uống, nấu ăn, sinh hoạt + Giá tiền có thể chi trả cho một m3

;

+ Sự cam kết tham gia của người dân (nếu cần thiết).

2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra chặt chẽ vàthường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp. thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp.

+ Lắp đặt đường ống đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.

+ Giám sát kiểm tra chặt chẽ việc thi công lắp đặt, nhằm tránh những tiêu cực có thể xảy ra;

+ Chú ýđến chất lượng nguồn nước: độ trong, giảm mùi clo, ….

+Đơn vị vận hành công trình cần tăng cường công tác tự kiểm tra chất lượng nước cấp định kỳ theo quy định, đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước cho khách hàng sử dụng biết để cùng với đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát.

Hộp: Một số hạn chế của công trình cấp nước vàđề xuất

- Lắpđặtđường ống nước chưađúngkỹ thuật, lắpcả đường ống nước bể cho người dân, đồng hồ không có nắp... dođó nhiều hộ dânbị mất nước. Vì vậy cần lắpđặtđường cho hộ dânđảmbảo chất lượng vàđúngkỹ thuật.

- Nếu sử dụng dưới 2 m3/tháng thì tháođồng hồ nước nên làm cho người dân lo lắng. Cần bỏ quiđịnh này.

- Phải sắp xếp thời gian và thông báo để người dân có thể thuận tiện trong việc tham gia dịchvụ nước.

(TLN Khu Vĩnh Liêm, có dịch vụ cung cấp nước sạch, TT. BìnhĐịnh, An Nhơn)

- Cần hỗ trợ cho việc dẫnống nước vào nhà cho những hộ nghèo. - Vay vốn ưuđãi cho người dân để lắp nước khi có nước.

- Cần kiểm nghiệm xem nguồn nước hiện tại người dân đang dùng có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dân hay không để người dân quyết định sẽ đăng ký sử dụng nước máy.Đây cũng là một biện pháp để tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt.

Hộp: Đề xuất cách thức triển khai dịch vụ

- Người dân có thể sử dụng nguồn nước sạch trong trường hợp được bắt đường nước vào tận nhà, họ chỉ trả tiền nước xài hàng tháng.

- Trước khi triển khai cần có cuộc họp tham khảo ý kiến người dân về giá cả. - Cần có sự giám sát của người khi triển khai thực hiện.

- Người dân có thể đóng góp ngày công laođộng.

(TLN thôn Phương Phi, Cát Tiến, Phù Cát)

- Đề nghị thông báo lịch cúp nước qua hợp tác xã của xã hoặc có thể là qua người thu tiền. - Đề nghị xử lý nước kỹ hơn trước khi cung cấp cho người sử dụng, tránh hiện tượng đóng

bùnđen.

- Từ khi có dịch vụ nước sạch đến nay người dân chưa được tham gia tập huấn hay được truyền thông cách dùng nước sạch và hiệu quả sau khi dùng nước sạch.

- Người sử dụng nước chưa biết phản ánh thông tin chất lượng nước ở đâu để nhận được phản hồi thông tin chính xác nhất. Đề nghị thông tin qua các cuộc họp dân hoặc các cuộc họp đoàn thể với cử tri.

- Nơi cung cấp nước nên trang bị kiến thức hoặc những thông tin sơcấp về cách xử lý nước của nhà máy nước hoặc cách dùng nước sạch của người dân cho người thu tiền đế người thu tiền có thể đáp ứng bức xúc nhất thời khi có sự cố về nước xảy ra.

- Hiện nay, khoảng 60% số hộ trong thôn tiếp cận được nguồn nước sạch, còn lại những hộ vùng sâu vùng xa không có đường ống chính, hoặc bản thân của hộ đó thiếu kinh phí vào lắp đặt và vàođồng hồ nước. Những hộ nghèo vẫn có cơhộ sử dụng nước sạch ( nếu hộ đó ở gần đường ống chính hoặc ở cùng xóm có hệ thống đường ống, họ tự xoay sở kinh phí để lắp đặt và vàođồng hồ nước, chính quyền địa phương không hỗ trợ).

- Những hộ chưa tiếp cận được nguồn nước sạch có ý kiến họ có thể trả được chi phí lắp đặt banđầu là 1.000.000đồng.

- Những hộ nghèo họ có thể trả giá nước 2700 đồng/ m3 nhưng họ không có khả năng chi trả chi phí lắp đặt ban đầu.

(TLN Tư Cung, Phước Thắng, Tuy Phước)

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 68 -71 )

×