III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ
trường, dịch bệnh
2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nói chung nói chung
Kết quả khảo sát cho thấy, tình hình rác thải và nước thải ở các địa bàn khảo sát là một trong những vấn đề nổi cộm cần giải quyết.
Về rác thải sinh hoạt: Hiện nay nhiều địa phương chưa có bãi rác, nên rác sinh họat vứt bừa bãi ngoài đường, hoặc những bãi đất trống. “Những khu vực chưa có dịch vụ thu gom rác thì người dân mang rác vứt ra khu nghĩa địa, hình thành một bãi rác tự phát.” “Giáp đường quốc lộ 1A mới (tuyến tránh) có một nghĩa địa lâu đời nay đang nằm trong diện qui hoạch giải tỏa, trở thành một bãi rác tự phát của người dân từ các khu vực lân cận đem tới vứt bỏ, làm ô nhiễm khu vực này.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối Vĩnh Liêm, thị trấn Bình Định). Từ những cách như vậy hình thành nên những bãi rác tạm thời, tự phát và chưa có hệ thống xử lý. “Hiện có 3 hố rác tạm thời do thôn tự quản. Rác của tất cả các hộ bỏ ở đây. Người dân không bỏ rác sau nhà vì không cóđất. Những hố rác tạm thời chưa qua xử lý sơbộ như phun thuốc, diệt ruồi, muỗi, chống mùi hôi. Do đó ảnh hưởng đến một số hộ dân xung quanh khu vực hố rác.” (Nhóm hộ dân hỗn hợp nam nữ,đa ngành nghề, thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương).Ở xã Phước Lộc cũng có 3 bãi rác tự phátở các khu vực: dưới chân cầu, gầnđường xe lửa, khu vực gần quốc lộ. “Khi ráctại những khu vực này nhiều thì người dân sống xung quanh khu vựcđó tự đốt. Bên cạnh đó một số ít những hộ dân gần quốc lộ vứt rác ra sông gần sát quốc lộ (kênh HTS5). Rác từ các nơi đầu nguồn trôi xuống bên dưới gây ứ đọng, ô nhiễm.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ,đa ngành nghề, thôn PhướcMỹ 2, xã Phước Lộc).
Về rác thải ở chợ: Hầu như các chợ đều chưa có qui hoạch bãi thu gom rác, gây ô nhiễm môi trường. “Rác tại chợ chưa có người thu gom và quản lý, người dân buôn bán tự đem rác ra khu vực bờ sông bỏ tập trung thành bãi, sau đó đốt.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An). “Rác chợ không có chỗ đỗ. Trước kia đỗ dọc bờ sông nay không đổ được nữa nên bị ứ đọng. Vào mùa mưa bị ô nhiễm năng, nước đọng lại.” (Nhóm nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam). Chợ Phương Phi, xã Cát Tiến, “không có nơi đổ rác, đổ ở đất trống (người quản lý chợ gom rác đổ ở khu nghĩa địa); nước rửa cá đổ ra đường, có mùi hôi thối” (Nhóm nữ nông nghiệp, thôn Phương Phi, xã Cát Tiến).
Rác, xác chết động vật vứt xuống sông, kênh rạch,… “kênh thủy lợi Bồng Sơn nước bị ô nhiễm do xác chết động vật. Người dân thôn Tăng Long 1 đã dùng lưới B40 để ngăn xác chết từ những thôn khác chảy đến (kênh này bị ô nhiễm nặng, nước bị hôi thối, người dân không dám rửa chân trong khi nguồn nước này phục vụ cho nông nghiệp).” (Nhóm nam, thôn Tăng long 1, xã Tam Quan Nam).
Việc xử lý rác hiện tại gây ô nhiễm môi trường, “Tình hình xử lý rác còn rất phức tạp. Trên 50% hộ xử lý rác thải bằng cách đốt, số còn lại thì vứt ra đường, ra sông. Số hộ xử lý rác thải đốt tập trung nhiều ở khu vực xa đường trục lộ 636A, vì những hộ này có đất vườn rộng.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An, huyện An Nhơn.). “Rác thải nhựa,bịch ni lông khiđốt gây mùi hôi.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An).
Bên cạnh rác thải sinh họat, môi trường xung quanh còn bị ô nhiễm nặng bởi nước thải chăn nuôi, nước thải sinh họat, nước thải từ các cơ sở sản xuất, lò mổ gia súc. “Mùi hôi thối của cống thoát nước và hố ga làm ảnh hưởng đến người dân. Quy hoạch lắp đặt không bài bản, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ làm môi trường bị ô nhiễm.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối 3, thị trấn Phú Phong). “Nước thải chăn nuôi thải ra vườn, có mùi thối, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Nhàđóng cửa suốt ngày, mở cửa ra có mùi hôi, khách khứa không ngồi nói chuyện được”. (TLN nữ hộ dân thôn Phương Phí, xã Cát Tiến); “Ảnh hưởng do cơsở chế biến nước mắmcủa thôn Thanh Liêm về việc rửa bao bì làm nguồn nước sông bị ô nhiễm. Một cơ sở nước mắn của thôn Thanh Giang trong quá trình vận chuyển cá có nước thải gây mùi hôi và nhà máy nước thải nước cặn ra đồng làm ảnh hưởng tới ruộng lúa người dân trong thôn.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An); “Nước thải của cơ sở chế biến nước mắm thải thẳng ra sông. Đến mùa gió Tây đưa mùi hôi bay khắp vùng.” (Nhóm nam nông nghiệp, thôn Tân Dương, xã Nhơn An); “Sản xuất mì ở Hoài Hảo thải nước thải xuống sông. nước sông bị ô nhiễm: cá chết, nước tràn lên ruộng ảnh hưởng đến cây lúa, hồ nuôi cá dọc bờ sông” (TLN nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam).
“Hiện nay các cơsở sản xuất, dịch vụ trên huyện không có hệ thống xử lý nước thải, trừ Bệnh viện. Vấn đề này hiện đang bỏ ngỏ làm không đúng qui trình, nước thải trong dân không kiểm soát được. Kiểm tra, xử lý và hướng dẫn, nhưng vấn đề nước thải hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Chủ yếu vẫn là vấn đề nước thải của hộ sản xuất kinh doanh liên quan đến môi trường.” (PVS cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hoài Nhơn).
Ngoài ra,ở nông thôn cònbị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: “Hiện nay ô nhiễm nguồn nước từ rác thải của bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Do người dân sau khi sử dụng thì vứt những bao, bình thuốc ngay bên cạnh giếng ngoài ruộng và vứt ngay xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước. Trâu, bò uống vào bị bệnh chết.” (TLN Nhóm nam nữ sinh sống rải rác xung quanh thôn An Điềm, xã Cát Lâm); “Môi trường tại thôn rất ô nhiễm kể cả không khí lẫn nước do người dân dùng thuốc sâu (chai và bao bì thuốc sâu vứt lung tung) làm thấm xuống nguồn nước.” (Nhóm nam hỗn hợp, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu); “Gần đây còn tăng cường thuốc khai hoang, chai lọ, bao bì dùng xong thì vứt ngay xuống sông” (Nhóm namđa ngành nghề, thôn Lộc Thái,xã Mỹ Châu).
Nói tóm lại, tình hình vệ sinh môi trườngtại các địa bàn khảo sát đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, rác ở chợ, nước thải sinh họat, nước thải chăn nuôi, nước thải từ một số cơsở sản xuất. Phần lớn chưa được xử lý hoặc đãđược xử lý nhưng chưa triệt để, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, môi trường sống xung quanh.
2.2.Đánh giáảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. phân theo 6 huyện, 12 xã.
Một trong những ảnh hưởng mà người dân nhận thấy rõ nhất là rác thải, xác động vật vứt xuống sông, kênh, rạch, nước thải các cơsở sản xuất thải ra sông, việc vứt bỏ bao bì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến nguồn nước kênh rạch, sông ngòi và chính nguồn nước nàyảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của các hộ gia đình trong khu vực.
Về sức khỏe, qua các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cấp cộng đồng cho thấy, hiện nay một số bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều như bệnh phụ khoa, bị ghẻ ngứa. “Sông Gò Chàm ô nhiễm. Khi sử dụng nước sông, người dân bị ngứa” (TLN nam, thôn Tân Dương, xã Nhơn An). Ở khu vực nông thôn hiện nay có nhiều bệnh như ung thư, viêm xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh phụ khoa nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân (TLN nữ hộ dân, thôn Phương Phi, xã Cát Tiến).
Về kinh tế, “Nước thải từ nhà máy sảnxuất mìở xã Hoài Hảo gây ô nhiễm môi trường, cá sông chết, ảnh hưởng đến hồ nuôi tôm dọc bờ sông” (TLN nữ, thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam).