1.Đặc điểm người trả lời
Cuộc khảo sát đã phỏng vấn bằng bản hỏi định lượng với 720 người đại diện cho hộ gia đình. Trong số những người trả lời, chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ chiếm 86,7% và nam giới chiếm hơn 52%. Không có sự khác biệt nhau nhiều khi so sánh giữa các xã, các huyện với nhau. Về thành phần dân tộc, người Kinh chiếm tuyệt đại đa số, với 91,8%, và 8,2% còn lại là người Bana, tập trung ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn.
Do người trả lời chủ yếu là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộnên thường tập trung vào nhóm trung niên trở lên. Tuổi bình quân của người trả lời là 47. Nhóm tuổi dưới 30 chỉ chiếm 10,3%, trong khi nhóm 30-50 chiếm đến 51,9% và trên 50 là 37,8%. Cơ cấu tuổi này cho thấy những người trả lời có kinh nghiệm và sự am hiểu tình trạng gia đình và cộng đồng nơi mình sinh sống.
Học vấn của người dân nông thôn chỉ đạt mức trung bình (bảng 20). Những người có trìnhđộ cấp 1 trở xuống chiếm đến 28,8%, có trìnhđộ cấp2 chiếm tỷ lệ 46,7%, trong khi có trình độ cấp 3 trở lên chiếm 24,6% trong mẫu khảo sát. Nam giới có trìnhđộ học vấn cấp 3 trở lên cao hơn phụ nữ. Mức độ khác biệt giữa các huyện không lớn, ngoại trừ huyện An Nhơn nổi trội hơn, với 38,7% số người được hỏi có trình độ học vấn cấp 3 do đóng góp của thị trấn Bình Định. Tuy nhiên, sự khác biệt là rất đáng kể khi so sánh mức học vấn giữa các thị trấn và các xã. Có đến 59,3% số người được hỏi ở thị trấn Bình Định có trình độ học vấn cấp 3, tiếp đến là thị trấn Phú Phong, với 42,9%. Trong khi đó, tỷ lệ nàyở hầu hết các xã là dưới 20%, trừ xã Phước Thắng đạt 33,9%. Cá biệt ở xã có nhiều người Bana sinh sống, xã Vĩnh An, chỉ có 7% số người có học vấn cấp 3, trong lúc cóđến 78,9% số người chỉ có học vấn cấp 1. Sự khác biệt về học vấn có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và mức độ sẵn sàng của người dân đối với việc tiếp cận các dịch vụ nước, rác thải, và vệ sinh môi trường.
Cơ cấu nghề nghiệp phản ánh trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống, và ở một mức độ nhất định nhận thức của dân cư. Kết quả bảng 21 cho thấy, sản xuất nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chủ yếu của những người trả lời, chiếm khoảng 59,7%. Những người làm phi nông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán dịch vụ, và làm việc trả lương theo ngày công như thợ hồ, thợ mộc… chiếm khoảng 24%. Chỉ một bộ phận nhỏ (6,7%) là cán bộ viên chức, thường là những người có học vấn cao, có nghề nghiệp ổn định, và có vị trí xã hội ở nông thôn. Khoảng 10% dân số là những người già yếu hoặc nội trợ, không tham gia lao động. Cơcấu nghề nghiệp này là khá đặc trưng cho xã hội nông thôn Việt Nam.
So sánh giữa các địa phương với nhau, có 2 khác biệt đáng kể. Một là sự khác biệt ở một mức độ nhất định về tỷ lệ phi nông nghiệp giữa các xã. Một số xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp nên tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp nhưVĩnh An, Cát Lâm, và Mỹ Châu. Ngược lại, một số xã có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá cao như Tam Quan Nam (39%), Phước Thắng (33,9%), Phước Lộc (30,5%). Các nghề tiểu thủ công nghiệp dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ như chế tạo sản phẩm xơ dừa, đan lát… đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động phi nông nghiệp ở
các xã. Hầu hết các xã còn lại có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp dao động trên dưới 20%. Sự khác biệt thứ hai rõ nét hơn là giữa các xã với các thị trấn. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở thị trấn BìnhĐịnh chiếm 50,9% và ở thị trấn Phú Phong là 31,7%. Cơcấu nghề nghiệp trên phản ánh trình độ phát triển cao hơn, mức tập trung dân cư đông đúc hơn của các thị trấn và một số xã có hoạt động phi nông nghiệp cao so với các xã còn lại. Điều này có thể có ảnh hưởng đối với khả năng tiếp nhận các dịch vụ nước sạch, thu gom rác và vệ sinh môi trường.
2.Đặc điểm hộ gia đình
Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được khảo sát liên quan đến vấn đề nghiên cứu được trình bày ở bảng 22. Qui mô trung bình của hộ là 4,3 người và không có sự khác nhauđáng kể nào giữa các xã và các huyện.Tỷ lệ hộ nghèo khoảng 12,5%nhưng có sự khác nhau khá lớn giữa các huyện và các xã. Tuy Phước và An Nhơn là hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, tương ứng là 4,1% và 5,9%. Các xã thuộc hai huyện này cũng là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất. Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và Phù Cát có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn một chút so với mức trung bình. Xã dân tộc ít người miền núi – Vĩnh An – có tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao, chiếm đến 64,9% trong tổng số hộ khảo sát. Các thị trấn Bình Định và Phú Phong cũng có tỷ lệ hộ nghèo thấp. Ngoài ra, số hộ gia đình chính sách trong tổng số 720 hộ được khảo sát tại 24 xã/thị trấn chiếm13,6%. Một số xã có tỷ lệ hộ gia đình chính sách cao như Tam Quan Nam (28,3%) và Hoài Hương (16,4%) của huyện Hoài Nhơn, Mỹ Hiệp (19,7%) và Mỹ Châu (16,7%) của huyện Phù Mỹ, Vĩnh An (17,5%) của huyện Tây Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách cao thường tập trung ở những vùng kháng chiến vàđiều kiện khó khăn.
Nhà ở là một chỉ báo cơbản phản ánh điều kiện sống của dân cư. Do thường xuyên đối mặt với bão lũ, hầu hết nhà ở của hộ gia đình là nhà kiên cố và bán kiên cố (99,2%), trong đó số hộ có nhà ở bán kiên cố là 55,3%. Số hộ ở nhà tạm bợ chỉ chiếm 0,8%. Sự khác biệt về chất lượng nhà ở giữa các xã là không đáng kể, ngoại trừ Vĩnh An có chất lượng nhà ở thấp hơn, với 89,5% nhà ở bán kiên cố. Các thị trấn Bình Định và Phú Phong tỷ lệ nhà ở kiên cố cao (chỉ 28.8% và 38.1% nhà bán kiên cố). Hầu hết các hộ gia đình đều có sử dụng nguồn điện thắp sáng. Tuy nhiên, một yếu tố cần phải tính đến đối với khả năng tiếp cận nguồn nước máy và thu gom rác, nước thải là khoảng cách từ nhà đến đường chính. Tính chung, có khoảng 22,4% số hộ có nhà các đường chính trên 100m. Một số xã nhưMỹ Châu, tỷ lệ này lên đến 73,3%. Nhàở phân bố không tập trung và xađường chính là một trở ngại không nhỏ cho việc tiếpcận các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường.
Một đặc điểm khác cần lưu ý là việc chăn nuôi gia súc ở nông thôn. Có đến 53,1% số hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, thường là trong vườn, gần nhà ở. Một số xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi đặc biệt cao như Mỹ Châu (91,7%), Mỹ Hiệp (73,8%) của huyện Phù Mỹ, Cát Lâm (82,5%) của huyện Phù Cát, và Vĩnh An (80,7%) của huyện Tây Sơn. Ngay cả ở thị trấn Phú Phong cũng có đến 28,6% số hộ có chăn nuôi gia súc. Đây là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước và không khíở nông thôn.
Thu nhập là một trong những chỉ báo quan trọng nhất thể hiện mức sống của dân cư và là cơsở quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi
trường. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập được trình bày ở bảng 23. Tính chung, mức thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ là 877 ngàn đồng/tháng. Mức thu nhậpcó sự khác nhau đáng kể giữa các địa phương. Địa phương có thu nhập cao nhất là thị trấn Bình Định (1498 ngàn đồng/tháng), tiếp đến là thị trấn Phú Phong (1298 ngàn đồng/tháng), nhưng hai xã Phước Thắng và Phước Lộc của huyện Tuy Phước cũng có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1 triệu đồng/tháng. Các xã còn lại có mức thu nhập thấp hơn trung bình,đặc biệt các hộ ở xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ 314 ngànđồng/tháng, thấp hơn rất nhiều so với các địa phương còn lại. Về cơ cấu thu nhập, nguồn thu từ buôn bán dịch vụ, lao động làm thuê, và từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 21,2%, 20,4%, và 18,8%. Tiền lương thường xuyên, chăn nuôi gia đình, và tiền hưu trí, trợ cấp cũng là những nguồn thu đáng kể, tươngứng là 16,9%, 10,6%, và 9,9%. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình cho thấy, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập. Các khoản thu nhập từlao động làm thuê, buôn bán dịch vụ chiếm khoảng 40%. Nguồn thu từ tiền lương trong khu vực kinh tế chính thứcchỉ tập trung chủ yếu ở một bộ phận nhỏ dân cư làm việc cho các cơquan hành chính sự nghiệp ở địa phương.
Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên tại chỗ. Một số xã có nguồn thu từ trồng trọt chiếm trên 30% tổng thu nhập như Hoài Hương, Mỹ Châu, Cát Lâm, Nhơn An, Vĩnh An. Trong khi đó, một số địa phương có tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, như thị trấn Bình Định (1,3%), thị trấn Phú Phong (4,6%), xã Phước Lộc (11,5%). Một số xã có tỷ trọng nguồn thu cao từ chăn nuôi gồm các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ, Cát Lâm của huyện Phù Cát, và Vĩnh An của huyện Tây Sơn. Những nơi có mật độ dân số cao nhưhai thị trấn thì tỷ trọng nguồn thu từ chăn nuôi là không đáng kể. Vai trò quan trọng của nguồn thu từ chăn nuôi ở một số địa phương đặt ra một thách thức không nhỏ trong việc qui hoạch hoặc hạn chế chăn nuôi gia súc trong khu vực ở của cưdân nông thôn.
Tỷ trọng nguồn thu từ lao động làm thuê không có sự khác biệt lớn giữa các địa phương vì sự phổ biến và linh hoạt của thị trường lao động làm thuê, nhưng khoản thu từ buôn bán dịch vụ và tiền lương thì có sự khác biệt rất lớn, phụ thuộc vào vị trí thuận lợi hay không. Ngoài thị trấn BìnhĐịnh và thị trấn Phú Phong có vị trí nổi bật, một số xã cũng có tỷ trọng thu nhập từ hai nguồn này khá cao như Phước Thắng, Phước Lộc của huyện Tuy Phước. Thông thường, đây là những địa phương có trình độ phát triển cao hơn và cóđiều kiện hơnđể tiếp nhận các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Phân tích sâu hơn sự phân bố thu nhập giữa các nhóm dân cư (được trình bày ở bảng 24) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa 5 nhóm thu nhập. 20% nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 257 ngàn đồng/người/tháng, trong khi 20% nhóm thu nhập cao nhất là 1940 ngàn đồng/người/tháng. Mặc dù sự khác biệt giữa 2 nhóm này trong toàn mẫu khảo sát là 7,5 lần, nhưng sự khác biệt tập trung chủ yếu là giữa 3 nhóm dưới với 2 nhóm trên: 1 ; 1,9 ; 2,7 ; 3,9 ; 7,5. Mức độ khác biệt giữa 5 nhóm thu nhập ở các địa phương có khác nhau nhưng không đáng kể. Dù sao, với mức thu nhập khiêm tốn của 20% nhóm thấp nhất, các khoản phi phí nếu có cho nước, rác, và vệ sinh môi trường, dù không lớn cũng
rất khó khăn đối với những hộ này. Đây thật sự là một vấn đề cần phải tính đến khi xây dựng các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường cũng nhưgiá bán sản phẩm.
Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình được trình bày ở bảng 25. Tính chung cho cả 6 huyện, mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của hộ gia đình là 508 ngàn đồng, trong đó chi cho ăn uống chiếm 46,2%, chi cho học hành là 19,9%, chi cho chăm sóc sức khỏe là 4,8%, và chi tiền điện là 4,1%. Bốn khoản chi cơbản và quan trọng nhất chiếm đến 75% tổng chi của hộ gia đình. Chỉ 1/4 số chi tiêu của hộ là dành cho tất cả các nhu cầu còn lại. Điều này cho thấy, mức sống của các hộ dân được khảo sát là khá nghèo. Tính trung bình, số tiền mà mỗi hộ phải trả cho tiền nước và tiền rác hiện nay chỉ khoản 2 ngàn/tháng và 1 ngàn/tháng tươngứng, chiếm 0,5% cho tiền nước và 0,2% cho tiền rác trong tổng chi của hộ gia đình. Nếu chỉ tính riêng cho những người có sử dụng dịch vụ nước máy hoặc thu gom rác (sẽ được phân tích ở phần sau) thì tỷ trọng này sẽ tăng lên vì chỉ khoảng 1/3 số hộ là có sử dụng nước máy và số hộ có sử dụng dịch vụ thu gom rác còn ít hơn nhiều. Tỷ trọng chi cho tiền nước và tiền rác trong tổng chi hiện nay là cơsở quan trọng cho các triển vọng mở rộng các dịch vụ trên trong tương lai.