Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 47 - 49)

II. NƯỚC SINH HOẠT

5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng

Một trong những hành vi thể hiện nhận thức của người dân về tình trạng vệ sinh và sức khỏe là biện pháp xử lý nước trước khi dùng, đặc biệt là dành cho mục đích ăn uống. Kết quả khảo sát về các biện pháp xử lý nước dùng để uống đối với 720 hộ dân (bảng 51) cho thấy, có đến 67,1% số hộ dùng trực tiếp mà không có biện pháp xử lý nào, 12,8% số

hộ có sử dụng bồn lắng và một tỷ lệ tương đương có dùng bể lọc nhanh1

, và khoảng 7,2% số hộ có mua máy lọc nước để dùng. Điều này cho thấy mặc dù hầu hết người dân sử dụng nước trực tiếp hoặc lọc thô sơ, cũng có một bộ phân dân cư quan tâmđến chất lượng nguồn nước mà họ dùngđể uống.

Tỷ lệ xử lý nước uống bằng các biện pháp khác nhau cũng tương đối khác nhau giữa các địa phương. Các hộ ở huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước có tỷ lệ sử dụng trực tiếp cao hơn các nơi khác (tương ứng là 85%, 74,8%, và 66,4%), có thể một phần là do ở những nơi này có nguồn nước máy nên chất lượng nước đạt chuẩn, nhưng một phần là do nguồn nước tự nhiênở đây ít bị phèn hơn các nơi khác. Tuyệt đại đa số người dân ở xã Vĩnh An không sử dụng bất kỳ biện pháp xử lý nước nào. Ở các huyện Hoài Nhơn và Phù Cát, tỷ lệ các hộ không áp dụng biện pháp xử lý nước nào thấp hơn mức bình quân (tương ứng là 52,9% và 53,8%) trong khi có tỷ lệ sử dụng bể lọc nhanh cao nhất (tươngứng là 29,8% và 24,8%). Nước nhiều phènở các xãđược khảo sát của hai huyện trên là một lý do quan trọng để giải thích cho việc áp dụng biện pháp lọc nước này. Ở hai thị trấn Phú Phong và Bình Định, nơi có mức sống cao hơn, mặc dù nhiều hộ có nước máy, vẫn có một tỷ lệ cao các hộ sử dụng máy lọc nước để uống (tươngứng là 20,6% và 13,6%).

Các biện pháp xử lý nước dành để nấu ăn được trình bàyở bảng 52. Vì mức độ ưu tiên về chất lượng nước dùngđể nấu ăn chỉ thấp hơn một chút so với chất lượng nước dùng để uống, nên các khuôn mẫu về xử lý nước đối với hai mục đích trên là khá tươngđồng. Điểm khác biệt duy nhất là hầu như người chỉ dùng máy lọc nước để uống mà thôi (vì công suất lọc rất thấp, không đủ để nấu ăn). Do vậy, tỷ lệ hộ sử dụng các biện pháp bể lắng hoặc bể lọc nhanh cho nguồn nước dùng để nấu ăn tăng lên đáng kể. Do lượng nước dùng để uống không đáng kể so với tổng mức tiêu thụ nước của hộ, nên điều này không có ý nghĩa trong việc cung cấp nguồn nước tập trung. Đối với các mục đích tắm rửa hoặc tưới cây thì người dân thường dùng trực tiếp hoặc dùng bồn lắng, ít khi sử dụng nước từ bể lọc nhanh.

Các kết quả trên cũng phù hợp với nhận xét của người dân trong các cuộc thảo luận nhóm ở địa phương. “Nhịều người dân trong thôn sử dụng nước uống không qua hệ thống xử lý. Một số hộ có bìnhlọc nước nhưng khôngđủ nênchỉ dành cho những emnhỏ uống, người lớn thì dùng nước sống.” (TLN hộ dân thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát).Với nước uống thì đa số người dân dùng nước giếng khoan hoặc giếng đào để uống. Những vùng có phèn thì xử lý bằng lọc tự chế (bỏ cát và đá vào ảng lọc), một số dùng nước bình. Nước sinh hoạt là nước giếng không qua xử lý” (TLN Nhóm nữ thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). Ở những nơi

Đặc biệt ở những vùng mà người dân thường có tập quán tắm sông thì tình trạng ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏecho người dân.

1

Bể lọc nhanh được sử dụng phổ biến ở địa phương là cácảng bằng đất nung được chứa các lớp than,

sạn, cát để lọcphèn và các tạp chất hữu cơ. Nước được hứng vào cácảng nhỏ hơnđặt bên dưới và trong hơn, ít tạp chất hơn rất nhiều so với nước ban đầu.

Hộp : Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe

- Có đến 70%phụ nữ bị mắc bệnhphụ khoa và bị bệnhghẻ do tắm giặt ngay trên sông (khiđóngđập, nước nhiều).

(TLN nam và nữ thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát)

- Sau khi có nguồn nước sạch người dân đánh giá rằng da dẻ của mình hồng hào hơn, quần áo giặt trắng hơn.

(TLN hộ dân thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

- Thiếu nước sinh hoạt, người dân ở đây vẫn còn xài nước sông dù biết rằng nước sông ở đây dơ và ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ như bệnh phụ khoa, trẻ viêm mắt, viêm da (do trẻ em lớn một chút là tắm ở sông).

(TLN hộ dân thôn Lạc Điền, Phước Thắng, Tuy Phước)

Một chỉ báo thể hiện rõ nét nhận thức của người dân về nguồn nước sử dụng và sức khỏe là mức độ đun nước sôi để uống của các hộ gia đình (bảng 53). Kết quả cho thấy, hầu hết người dân ý thức được tầm quan trọng của việc uống nước đun sôi. Khoảng 86,3% số hộ thường xuyên đun sôi để uống trong khi 11,4% thỉnh thoảng có đun sôi và 2,4% là không bao giờ đun sôi. So sánh giữa các địa phương thì tất cả các xã/thị trấn đều đạt tỷ lệ bằng hoặc cao hơn mức bình quân, trừ xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn. Chỉ 26,3% số hộ ở Vĩnh An có đun nước sôi để uống, trong khi thỉnh thoảng có đun sôi là 56,1%và không bao giờ đun sôi là 17,5%. Điều dễ hiểu là Vĩnh An có đông đảo bà con người dân tộc nên nhận thức của họ về ảnh hưởng của việc uống nước sống đối với sức khỏe chưa cao.

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)