Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 36 - 38)

II. NƯỚC SINH HOẠT

1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư

1.1. Thực trạng nguồnnước hiện nay của các hộ dânkhông dùng nước máy

Bảng 27 trình bày thực trạng nguồn nước uống của các hộ gia đình không dùng nước máy. Về cơ bản, nguồn nước uống được sử dụng phổ biến nhất ở nông thôn là giếng đào (chiếm 55,5%), tiếp đến là giếng đóng (28,2%). Một tỷ lệ khá đáng kể sử dụng nước đóng bình (8%) và nước bồn (4,9%), thường là mua từ nơi khác chở về. Việc sử dụng nước giếng khoan ở những nơi có thể khoan được trở nên phổ biến trong những năm gần đây khi lướiđiện được đưa về nông thôn. Tuy nhiên các ý kiến của người dân trong các cuộc thảo luận nhóm cho thấy điều này còn phụ thuộc vào việc nguồn nước ngầm ở nơi đó có bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn không, có bị vướng đá không, nguồn nước giếng có dồi dào và có chất lượng tốt không? Đây là những nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự khác nhau khá lớn về tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng khoan giữa các địa phương. Hầu như các hộ ở hai xã thuộc huyện Phù Mỹ chỉ sử dụng nước giếng đào. Ngược lại, số hộ sử dụng giếng đóng ở huyện An Nhơn cao nhất và gấp đôi số hộ sử dụng giếng đào (57,1% so với 26,2%). Một số địa phương như xã Vĩnh An, xã Phước Thắng, và thị trấn Bình Định, nơi có hệ thống cấp nước tập trung thì ít sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào.

So với nguồn nước dùng để uống, tỷ lệ các nguồn nước dùng để nấu ăn cũng tương tự, mặc dù tỷ lệ dùng nước đóng bình giảm đáng kể, trong khi tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan và giếng đào tăng lên (bảng 28). Lý do của sự khác biệt này là vì nước uống được quan tâm hơn về chất lượng, nhiều khi phải mua, trong khi người dân có thể dùng nguồn nước tại chỗ để nấu ăn.

Tương tự như với mục đích để uống và nấu ăn, giếng khoan và giếng đào là hai nguồn nước chủ yếu được dùng để tắm rửa. Điểm khác nhau duy nhất là các hộ dân không dùng nước phải mua như nước bồn cho việc tắm rửa, mà chỉ dùng nguồn nước tại chỗ (bảng 29). Khuôn mẫu này là tươngđồngở tất cả các địa phương, kể cả các thị trấn, trừ xã Vĩnh An được sử dụng miễn phí từ các nguồn nước công cộng. Điều này cho thấy giới hạn của việc sử dụng nước nếu phát triển các dự án cung cấp nước tập trung ở nông thôn.

Đối với nguồn nước dùng để tưới cây của hộ, ngoài giếng khoan và giếng đào, các hộ dân còn sử dụng những nguồn nước khác (bảng 30). Các quan sát và trao đổi với người dân của nhóm nghiên cứu cho thấycác nguồn nước khác phổ biến nhất là từ các ao đào cạn trong vườn, đất trồng hoa màu. Việc sử dụng nguồn nước tại chỗ này giúp giảm chi chí về tiền điệnkhi sử dụng máy bơm từ giếng đóng.

Kết quả phân tích đối với 4 mục đích sử dụng nước quan trọng nhất là uống, nấu ăn, tắm rửa, và tưới cây cho thấy: Đối với những hộ không có nước máy hiện nay thì giếng đào vẫn là nguồn nước chính nhưng giếng khoan cũng rất quan trọng và là nguồn nước chính ở một số địa phương. Một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình dùng nước đóng bình để uống, hoặc nước bồn để uống và nấu ăn, nhưng với mục đích tắm giặt thì hầu hết chỉ sử dụng nước giếng khoan và giếng đào, với mục đích tưới cây thì còn sử dụng đáng kể nguồn

nước ao hồ. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nước là khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau và cung cấp các gợi ý cho công tác đánh giá nhu cầu tiềm năng về tiêu thụ nước trong thời gian tới.

1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy

Có sự khác nhau cơ bản về việc sử dụng các nguồn nước cho những mục đích khác nhau của những hộ có nước máy so với những hộ không có nước máy. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các nguồn nước tại chỗ khác ngoài nước máy là một chỉ báo quan trọng để hiểu được tình trạng sử dụng nước của những hộ này và đánh giá khả năng tiêu thụ nước của hộ đối với các dự án cung cấp nước máy trong tương lai.

Kết quả từ bảng 31 cho thấy, đối với mục đích để uống và để nấu ăn thì tương ứng có đến 96,7% và 99,6% số hộ sử dụng nước máy. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì nước máy đảm bảo về vệ sinh theo các tiêu chuẩn nước sạch nông thôn của chính phủ Việt Nam. Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về mức độ sử dụng nước máy giữa cácđịa phương. Tuy nhiên, một số ít hộ gia đình có sử dụng nước giếng khoanđể uống. Các cuộc thảo luận với người dân cho thấy, một số ít trường hợp nước máy nặng mùi Clo hoặc khi gặp sự cố thường xuyên thì người dân sử dụng nước giếng khoan, hoặc giếng khoan có chất lượng nước tốt thì họ vẫn sử dụng nước giếng khoan.

Bảng 32 trình bày các nguồn nước dùngđể tắm rửa và tưới cây của những hộ trên.Điều cần lưu ý là mặc dù có nước máy nhưng chỉ có 53,1% số hộ sử dụng nguồn nước này cho mục đích tắm rửa, 46,9% số hộ còn lại sử dụng những nguồn nước khác. Nước giếng khoan được sử dụng nhiều thứ hai (chiếm 23%) và tiếp đến là giếng đào (8,6%). Mức độ sử dụng các nguồn nước cho các mục đích tắm rửa dao động khá lớn giữa các địa phương. Các hộ ở huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn có tỷ lệ sử dụng nước máy cho tắm rửa đạt khoảng 60-70%, trong khiở huyện An Nhơn, tỷ lệ này là dưới 30%. Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước giếng khoan và giếng đào cũng rất khác nhau, tùy thuộc chủyếu vào việc hộ giađình có giếng khoan hay giếng đào.Ở huyện Tuy Phước, có đến 29,5% số hộ sử dụng giếng khoan, còn ở huyện An Nhơn thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 45,6. Thị trấn Bình Định có tỷ lệ sử dụng giếng khoan cho việc tắm rửa cao nhất, chiếm 63%. Ngược lại ở xã Nhơn An thì có đến 72% là sử dụng nước giếng đào để tắm rửa. Sự chia sẻ rất đáng kể của các nguồn nước khác ngoài nước máy cho các mục đích ít ưu tiên hơn so với để uống và nấu ăn như tắm giặt là một tính chất rất quan trọng cần tínhđếnkhi dự báo mức tiêu thụ nước máy khi phát triển các dự án.

Với mục đích tưới cây, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy còn thấp hơn, chiếm 32,9%, dù vẫn là nguồn quan trọng nhất. Giếng khoan cũng là một nguồn cung cấp quan trọng, chiếm 24,7% trong tổng số hộ.Ngoài ra, nguồn nước khác chiếm đến 28,4%, chủ yếu là các aođào trong vườn, rất thuận tiện cho nông dân trong việc tưới hoa màu của họ. Các quan sát thực địa và các trao đổi của nhóm nghiên cứu với người dân và cán bộ địa phương cho thấy, đa số người dân chỉ sử dụng nước máy cho các mục đích ăn, uống, và một phần cho việc tắm rửa. Mặc dù có gần 1/3 số hộ có sử dụng nước máy để tưới cây, họ chỉ dùng để tưới cây kiểng chứ không phải tưới hoa màu trong vườn, nên thực tế mức tiêu thụ nước cho hoạt động này không cao. Gần 1/2 số hộ có nước máy sử dụng đồng thời giếng khoan hoặc giếng đào cho các mục đích ít ưu tiên hơn là tắm rửa và tưới cây. Nếu chỉ sử dụng cho mục đích ăn uống thì số lượng nước máy tiêu dùng hàng

tháng của một hộ hiện nay là rất thấp. Nhiều ýkiến cho rằng, do việc cung cấp nước máy ở nông thôn còn khá mới mẻ, khi mà hộ gia đìnhđã có sẵn giếng khoan và giếng đào rồi, thì họ sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn nước này cho đến khi nào không sử dụng được nữa họ mới chuyển sang dùng nước máy. Người dân sẽ chuyển sang sử dụng nhiều hơn nước máy sau khi các giếng khoan không còn sử dụng được nữa nếu chi phí phải trả cho nước máy không quá cao. Tuy nhiên, nước giếng đào vốn có tuổi thọ rất lâu sẽ vẫn được sử dụng ít nhất cho việc tưới cây và một phần cho tắm rửa.

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)