Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 53 - 55)

II. NƯỚC SINH HOẠT

9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy

Đánh giá nhu cầu tiềm năng là rất cần thiết để phát triển các dự án nước trong thời gian tới. Cuộc khảo sát đã phỏng vấn 452 hộ ở nơi chưa có nước máy về sự cần thiết của dịch vụ này. Kết quả từ bảng 64 cho thấy, 29% số hộ cho rằng “rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện và 13,3% cho rằng “rất cần thiết nhưng chưađủ điều kiện để thực hiện, đa số còn lại đều cho rằng chưa bức bách, hiện tại chưa cần, và hoàn toàn chưa cần. Điều này cho thấy rằng, việc phát triển các dự án nước trong thời gian tới nên tập trung vào nhóm hộ thứ nhất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu về nước của nhóm thứ hai.

Đối với những hộ thuộc nhóm thứ nhất thì xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn và xã Cát Tiến của huyện Phù Cát là có tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 59% và 46,7%.Điều này

là hoàn toàn hợp lý vìđây chính là hai xã mà các kết quả khảo sát cho thấy nguồn nước bị nhiễm phèn rất nặng. Một số địa bàn ở xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn, xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước cũng bị nhiễm mặn và thiếu nước sạch mà nhiều người dân đãđề cập trong các cuộc thảo luận nhóm. Ngoài ra một số xã khác cũng có tỷ lệ xấp xỉ 30% số hộ cho rằng rất cần nước máy và đủ điều kiện để thực hiện các dự án cung cấp nước. Xác định đúng nhu cầu là điều kiện tiên quyết để các dự án cung cấp nước sạch tập trung ở nông thôn thành công.

Người dân cũng nhận thức khá rõ về chất lượng các nguồn nước và ảnh hưởng đối với sức khỏe. Kết quả từ bảng 65 cho thấy, dù chưa dùng nước máy nhưng 89,6% số người được hỏi cho rằng nước máy tốt hơn nước giếng, ao, hồ, sông, suối…; 79,6% số người cho biết nước máy giúp hạn chế các loại bệnh tiêu hóa, 63,3% số người cho rằng nước máy giúp hạn chế các loại bệnh ngoài da, và 60,2% đồng ý rằng nước máy giúp hạn chế các loại bệnh mãn tính do nguồn nước chưa xử lý bị nhiễm các độc tố. Mặc dù các tỷ lệ trên là khá cao nhưng mức độ giảm dần khi các câu hỏi liên quan đến những nội dung chuyên biệt hơn,đòi hỏi nhận thức cao hơn. Nghĩa là dù đồng ý rằng nước máy tốt hơn và làm giảm các bệnh tiêu hóa (vì liên quan trực tiếp đến nguồn nước sử dụng mà người dânđã từng trải nghiệm về mối quan hệ nhân quả này), một tỷ lệ đáng kể người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ tác động tích cực của nước máy đối với các bệnh ngoài da và bệnh mãn tính (vì nó không thể hiện ngay tức thời).

Từ những nhu cầu thật sự về nước máy và ảnh hưởng của nước máy đối với sức khỏe trên, một tỷ lệ khá cao (38,1%) sẵn sàng đăng ký sử dụng ngay nếu có dịch vụ cung cấp nước máy, 27,4% sẽ cân nhắc khả năng chi trả của gia đình, và khoảng 34,5% là chưa có ý định sử dụng hoặc chưa có ý kiến (bảng 66). Có thể nói đây là chỉ báo quan trọng nhất để ước lượng mức độ tham gia vào dự án nước nếu được xây dựng. Một lần nữa, tỷ lệ sẵn sàng tham gia cao nhất là ở xã Hoài Hương (72%) và xã Cát Tiến (50%). Các xã/thị trấn còn lại có tỷ lệ sẵn sàng tham gia cao gồm xã Phước Lộc (43,3%), xã Mỹ Hiệp (42,6%), xã Mỹ Hiệp (42,6%), thị trấn Phú Phong (39,4%), xã Tam Quan Nam (36,7%). Đây có thể xem là những nơi tiềm năng để xem xét phát triển các dịch vụ cung cấp nước máy. Số hộ tham gia sẽ được bổ sung đángkể từ những hộ sẽ cân nhắc khả năng chi trả của gia đình khi sử dụng nguồn nước này. Ở những nơi mà người dân cho rằng chưa cần thiết và chưa có ý định sử dụng thì chưa nên phát triển các dự án cung cấp nước sạch tập trung ở đây.

Hộp: Một số đề xuất củangười dân khi phát triển dịch vụ cung cấpnước máy

 Người dân có thể sử dụng nguồn nước máy trong trường hợp được bắt đường nước vào tận nhà, họ chỉ trả tiền nước xài hàng tháng.

 Trước khi triển khai cần có cuộc họp tham khảo ý kiến người dân về giá cả.

 Cần có sự giám sát của người dân khi triển khai thực hiện.

 Người dân có thể đóng góp ngày công laođộng.

Một cách cụ thể hơn, cần tìm hiểu xem các hộ dân sẽ sử dụng nguồn nước máy nhưthế nào nếu các dự án này được thực hiện. Điều này sẽ đóng vai trò quyết định về lượng nước trung bình mà hộ sẽ sử dụng trong tháng.Kết quả từ bảng 67 cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cho các mục đích khác nhau nhưsau: 100% dùng để uống, 97,3% dùng để nấu ăn, 24,5% dùng để tắm rửa, 15,4% dùngđể giặt quần áo, và 17,4% dùngđể rửa chén bát, nhà cửa. Các tỷ lệ trên là tương đương với các tỷ lệ ở nhóm hộ hiện đang sử dụng nước máy. Nhìn chung, mục đích sử dụng nước máy của các hộ dân không có sự khác biệt đáng kể, phản ánh những khuôn mẫu chung của việc sử dụng nước máy nếu được cung cấp.

Cuộc khảo sát cũng cung cấp những chỉ báo cụ thể để tham khảo về ước lượng số m3

nước máy mà một hộ sẽ sử dụng nếu được cung cấp. Kết quả từ bảng 68 cho thấy, với những mục đích sử dụng nước máy như trên, người dân ước lượng mức tiêu thụ nước của hộ là rất thấp, chỉ khoảng 3,3 m3

/tháng, chỉ bằng khoảng 1/3 mức tiêu thụ bình quân của những hộ hiện đang sử dụng nước máy là 8,9 m3/tháng. Mức tiêu thụ bình quân giữa các địa phương khác nhau không nhiều, nhưng giữa các hộ với nhau thì khá lớn. Có một số hộ dự định chỉ dùng nước máy để uống nên tiêu thụ hầu như khôngđáng kể, trong khi một số ít hộ dự kiến mức tiêu thụ lênđến vài ba chục khối nước mỗi tháng. Đây có thể chỉ là do tâm lý ban đầu. Nhiều người dân nghĩ chỉ dành nước máy cho các mục đíchăn uống để tiết kiệm chi phí. Bằng chứng cho thấy, số tiền mà các hộ đang sử dụng nước máy hiện nay phải trả hàng tháng là 23 ngàn đồng, trong khi ý kiến của những hộ dân hiện chưa có nước máy cho rằng họ có thể trả ở mức trung bình là 22 ngàn đồng. Sự gần trùng khớp về khoản chi phí về nước cho thấy người dân ở những vùng này có thể sử dụng nước máy đạt mức như các hộ hiện nay đang dùng là khoảng 9 m3/tháng/hộ. Tính tiện dụng của nước máy và xu hướng thích nghi nhanh với tiện nghi sẽ làm chođa số hộ sử dụng nước máy để tắm giặt và rửa ráy. Do vậy, mức tiêu thụ thực tế sẽ cao hơn nhiều so với các ước lượng ban đầu này. Công tác tuyên truyền, vận động về ảnh hưởng của nguồn nước đối với sức khỏe là một nhân tố quan trọng để tăng cường sử dụng nước máy trong người dân.

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)