Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 65 - 66)

III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

5.1.Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát

4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát

5.1.Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát

Mức độ tổ chức các chương trình tập huấn, truyền thông về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở là rất ít. “Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải và vệ sinh môi trường nói chung. Thường khi có việc gì thì xã chỉ vận động người dân thực hiện sao cho hợp vệ sinh thôi chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý như

chúng tôi cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được” (PVS cán bộ quản lý UBND xã Cát Lâm). “Chưa có khóa tập huấn vệ sinh môi trường nào ở xã này, chưa ai đề cập đến vấn đề vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, và môi trường nói chung, chưa có tổ chức tuyên truyền về môi trường.” (PVS cán bộ quản lý UBND Mỹ Châu)

Hầu hết các cuộc vận động tuyên truyền cho người dân về vấn đề sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường vẫn chỉ ở dạng lồng ghép, truyền miệng, chưa có tài liệu và hình ảnh minh họa để người dân dễ hiểu. Chưa có những chuyên đề riêng để trực tiếp tuyên truyền cho người dân. Các cuộc vận động tuyên truyền vẫn còn mang nặng tính chất vận động, tự ý thức là chính. “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lồng ghép với các chuyên đề khác (PVS quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, BìnhĐịnh, 2010)”

Ngoài hình thức lồng ghép trong các cuộc họp, qua loa, đài, những tấm áp phích treo trên đường là chính, thỉnh thoảng cũng có những đợt truyền thông do các cán bộ có chuyên môn của tỉnh, huyện thuyết trình nhưng thường là chỉ đến được với các cán bộ cơsở như cán bộ phụ nữ, hội nông dân… còn đa số những người trực tiếp tuyên truyền cho người dân thì lại chưa có chuyên môn. Họ chỉ nói theo những gì mà họ hiểu được, không có kiến thức chuyên môn sâu và khôngđủ phương tiện để tuyên truyền cho người dân. “Những người có trách nhiệm quản lý như chúng tôi cũng như các hội đoàn không có chuyên môn thì làm sao nóiđược. Cán bộ kiêm nhiệm thôi chứ chưa có chuyên trách, chưa có cán bộ chuyên môn, chưa có bài bản trong việc động viên, tuyên truyền (PVS cán bộ quản lý UBND xã Cát Lâm); “Đội ngũ tuyên truyền không có chuyên môn, chủ yếu là có một anh ở lĩnh vực địa chính, đất đai làm kiêm luôn môi trường. (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ Châu).

Hơn nữa, kinh phí cho người đi tuyên truyền chưa có nên kết quả không cao. Đội ngũ cán bộ phải hoạt động trong nhiều lãnh vực nhưng tiền lương thì quá ít, thu lao chưa xứngđáng, chưa tạo được động lực cho họ.

Với hình thức, cách thức truyền thông hiện tại không đem lại hiệu quả cao. Tất cả chỉ nói qua trong cuộc họp, lượng tri thức đi vào trong dân sauđó rất ít, hoặc chỉ là nghe rồi để đó, không vận dụng trong thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc vứt rác bừa bãi rađường, sông ngòi, kênh rạch, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 65 - 66)