II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước
1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung
Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 119 công trình cấp nước tập trung nông thôn với nhiều loại hình cấp nước và mô hình quản lý, vận hành khác nhau (bảng 14a,14b,14c). Về loại hình cấp nước, có 84 công trình tự chảy và 34 công trình bơm dẫn. Về mô hình quản lý, có 3 công trình thuộc Trung tâm Nước sạch, 7 công trình thuộc Công ty cấp thoát nước, 8 công trình thuộc Doanh nghiệp, 4 công trình thuộc Ban Quản lý cấp huyện, 6 công trình thuộc Hợp tác xã, và 91 công trình thuộc UBND xã quản lý. Trong số 6 mô hình quản lý các công trình nước sạch nông thôn trên, mô hình do UBND xã quản lý là phổ biến nhất.
Trong những năm qua, công tác triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134, 135; vốn vay (WB, ADB); vốn di dân tái định cư; vốn tài trợ (Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Jibic, Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam)…
Từ các nguồn vốn trên tỉnh đãđầu tưxây dựng được nhiều công trình có quy mô khá lớn như: Công trình cấp nước Phước Sơn của huyện Tuy Phước (cấp nước cho 32.000 người), Dự án cấp nước 9 thị trấn (cấp nước cho 110.435 người); Công trình cấp nước 2 xã Bình Tường và Vĩnh An của huyện Tây Sơn (cấp nước cho 13.000 người)… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Trong những năm đến, cũng từ các nguồn vốn trên, tỉnh tiếp tục đầu tư các công trình, dự án có quy mô lớn như: Công trình cấp nước huyện Phù Cát (vốn tài trợ của Vương quốc Bỉ, cấp nước cho người dân ở 7 xã thuộc 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước); Công trình cấp nước xã Nhơn Hoà của huyện An Nhơn (cấp nước cho khoảng 28.000 người); Công trình cấp nước Đông Nam huyện Hoài Nhơn (cấp nước cho người dân 4 xã), Công trình cấp nước cho các xã ven biển huyện Phù Mỹ (cấp nước cho người dân 5 xã); Công trình cấp nước xã Nhơn Hậu và xã Nhơn Mỹ của huyện An Nhơn.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn các huyện hiện nay có mặt bằng khá thấp, chủ yếu tập trung ở tuyến cơsở, ở một số đơn vị cán bộ chưađược đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
Về thiết bị, công nghệ, 24/119 công trình có công nghệ, thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh. Trong đó, một số công trình có hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động (Công trình cấp Phước Sơn của huyện Tuy Phước, và các công trình cấp nước thuộc Dự án 9 thị trấn).
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những công trình khá thô sơ (chủ yếu là công trình cấp nước tự chảy ở các xã miền núi), chất lượng nước cấp thường không kiểm soát được. Nhìn chung, nhiều công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh không phát huy được hiệu quả, trong đó chủ yếu là các công trình công suất nhỏ do địa phương quản lý có hiệu suất hoạt động thấp, công trình nhanh xuống cấp. Để kịp thờikhắc phục những tồn tại trên, ngày 03/03/2010 UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh BìnhĐịnh. Đây là một trong những căn cứ để các ngành, các cấp kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện.
Hiện nay, công tác truyền thông nâng cao nhận thức về nước sạch nông thôn phần lớn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện; các cấp các hội đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở rất ít tham gia. Các công trình, dự án do cấp huyện, các ban ngành khác quản lý thực hiện thì gần như công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân vùng dự án không được thực hiện.
Tại 6 huyện của vùng dự án có tổng số 33 dự án cung cấp nước sạch tập trung, trong đó có 5 công trình ở Hoài Nhơn, 10 công trình ở Phù Mỹ, 5 công trình ở Phù Cát, 5 công trình ở An Nhơn, 4 công trình ở Tuy Phước, và 4 công trình ở Tây Sơn. Về công nghệ, 19/33 công trình có công nghệ, thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những công trình khá đơn giản (lắng, lọc không có thiết bị khử trùng), chất lượng nước cấp thường không kiểm soát được. Về mô hình quản lý, hiện nay có 14 công trình do UBND xã quản lý, 8 công trình do doanh nghiệp quản lý, 3 công trình do Ban quản lý huyện quản lý, 5 công trình do hợp tác xã quản lý, và 3 công trình là do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường quản lý. Về công suất thiết kế, hầu hết là các công trình nhỏ và vừa, từ những công trình với chỉ 50 m3
/ngày cung cấp cho làng Giang của xã Vĩnh An cho đến công trình có công suất đến 3.850 m3
/ngày cho cư dân cụm Bồng Sơn-Tam Quan. Bên cạnh một số công trình phát huy được công suất, nhiều công trình chỉ mới khai thác 30% công suất hoặc hư hỏng, không sử dụng được. Những công trình nhỏ thường là do UBND xã hoặc hợp tác xã quản lý, trong khi các công trình có qui mô lớn hơn thường do các doanh nghiệp hoặc Trung tâm Nước sạch quản lý (bảng 14d).
Nhìn chung lực lượng quản lý, vận hành các công trình cấp nước trên địa bàn 6 huyện vùng dự án còn nhiều hạn chế. Lực lượng quản lý có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn chủ yếu tập trung tại các nhà máy cấp nước Phước Sơn (Tuy Phước), cấp nước Bình Tường (Tây Sơn), cấp nước Nhơn Tân (An Nhơn), cấp nước 9 thị trấn và một vài công trình do Ban quản lý cấp huyện quản lý. Cán bộ phụ trách ở các công trình do UBND các xã quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Vì thế, trong tương lai các đơn vị quản lý vận hành cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trìnhđộ caođể làm chủ các dây chuyền công nghệ mới.
Về qui chế hoạt động, các công trình thuộc địa bàn 6 huyện (trừ công trình cấp nước làng Giang của xã Vĩnh An và công trình cấp nước xã Bình Tân) là đối tượng áp dụng của Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh BìnhĐịnh.
Về công tác truyền thông, đây là địa bàn chiếm hơn 85% dân số nông thôn toàn tỉnh; địa hình đa dạng (miền núi, đồng bằng, ven biển); thành phần dân tộc và nhận thức của
người dẫn cũng rất khác nhau. Vì vậy, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch phần lớnđược tập trung ở các địa phương này.
Tương tự như tình trạng chung của tỉnh, công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác tài chính. Một số công trình thu không đủ bù chi phí thường xuyên, hoạt động thua lỗ kéo dài, không phát huyđược năng lực công trình như:
o Các công trình cấp nước xã Hoài Hải, cấp nước khu tái định cư Hoài Hải, cấp nước xã Hoài Mỹ của huyện Hoài Nhơn;
o Các công trình cấp nước thôn 7 và cấp nước thôn 9 xã Mỹ Thắng; cấp nước xã Mỹ Phong; cấp nước xã Mỹ Thọ, cấp nước xã Mỹ Tài của huyện Phù Mỹ;
o Công trình cấp nước ba xã phíađông An Nhơn;
o Các công trình cấp nước tập trung nông thôn do UBND cấp xã quản lý. Nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng trên là do:
o Sản lượng nước cấp quá thấp do người dân sử dụng rất tiết kiệm, phần lớn các hộ dân chỉ sử dụng nước máy để ăn uống còn mọi sinh hoạt khác sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo vệ sinh.
o Trìnhđộ chuyên môn của cán bộ, công nhân quản lý, vận hành một số đơn vị còn hạn chế; chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, một số đơn vị cấp nước thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng nước cấp; công tác duy tu bảo dưỡng ítđược thực hiện, chất lượng nước cấp không đảm bảo.
o Công tác điều tra, khảo sát chuẩn bị đầu tưcủa một số công trình thực hiện chưa thật tốt dẫn đến tình trạng công trình hoàn thành không có người sử dụng; công tác khảo sát, khoan thăm dò nguồn nước, phân tích chất lượng nguồn nước, lựa chọn công nghệ xử lý không phù hợp dẫn đến chất lượng nước cấp không đảm bảo, tạo ra tâm lý tiêu cực từ phía người dân.
Việc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn bước đầu đi vào quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đã tạo ra một cách nhìn mới về công tác quản lý, vận hành công trình. Bên cạnh đó có thể kể đến một số mô hình như Ban quản lý dự án cấp nước huyện và Hợp tác xã đã góp phần tạo ra sự đa dạng các loại hình hoạt động.
Để có được các đánh giá sâu hơn về thực trạngcủa các công trình cấp nước, cuộc khảo sátđã phân tích điển hình hoạt động của 13 công trình cấp nước tại các thị trấn huyện và các xã trong vùng dự án. Bảng 15 trình bày các nguồn vốn và suất vốn đầu tư của các công trình. Kết quả cho thấy, tính bình quân đối với 13 công trình cấp nước nông thôn, tổng giá trị đầu tư cho một công trình là khoảng 9,4 tỷ đồng, trong đó khoảng 25% là từ ngân sách nhà nước, 66% là từ các nguồn tài trợ quốc tế, 5,6% là từ sự đóng góp của dân hoặc các đơn vị tự đầu tư, và 3,2% còn lại là từ khu vực tưnhân.Điều này cho thấy với những công trình cấp nước, nguồn tài chính từ ngân sách và quốc tế đóng vai trò chủ yếu, khu vực tư nhân và cộng đồng còn có vai trò khá khiêm tốn. Tuy nhiên, qui môđầu tư giữa các dự án cấp nước, và sự đóng góp của ngân sách và quốc tế là rất khác nhau.
Có những dự án lớn như Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Hảo chủ yếu là từ nguồn viện trợ quốc tế, nhưng có những công trình nhỏ như Công trình cấp nước xã Phước Sơn (Tuy Phước) thì sự đóng góp của ngân sách lớn hơn.
Bình quân, công suất thiết kế của các công trình này là khoảng 1500 m3
/ngày, với qui mô nhỏ nhất là 500 m3/ngày và lớn nhất là 3850 m3/ngày. Tùy vào tổng mức đầu tưvà công nghệ sử dụng, suất vốn đầu tư cho 1 m3/ngày là khoảng 6 triệu đồng, trong đó suất đầu tư thấp nhất là 1,7 triệu và cao nhất là 20 triệu đồng. Tương ứng với tổng mức đầu tưvà công nghệ sử dụng, bình quân một công trình cấp nước cho khoảng 3300 hộ, và suất đầu tưcấp nước 1 hộ là khoảng 2,8 triệu đồng. Đa số các công trình có suất đầu tư/hộ từ 1-2 triệu, nhưng một số trường hợp lênđến trên 4 triệu đồng.
Kết quả từ bảng 16 cho thấy trừ một vài công trình được thực hiện ngay trước và sau năm 2000, đa số công trình chỉ mới đưa vào sử dụng từ năm 2009, trong đó chỉ một ít công trình sử dụng nguồn nước mặt, còn hầu hết là sử dụng nguồn nước ngầm. So với công suất thiết kế, các công trình nước trên hiện nay chỉ mới khai thác ở mức bình quân là 43% sản lượng nước. Trong số này, có những công trình đãđạt mức khai thác thiết kế nhưCông trình cấp nước ở xã Phước Sơn (100%), Công trình cấp nước ở xã Phước Thuận (97,8%) thuộc huyện Tuy Phước và Nhà máy nước Tây Sơn (93,3%).Đây là trong số các công trình đã được đưa vào sử dụng sớm nhất (năm 1996, 2005, và 2001 tương ứng). Trong khi đó, hầu hết các công trình mới đưa vào sử dụng năm 2009 chỉ đạt mức công suất 20-30% so với công suất thiết kế. Điều này cho thấy, cần phải có thời gian đủ lâu để mở rộng mạng lưới và tăng mức sử dụng nước của các hộ dân cư. So với hiệu suất khai thác công suất nước, tỷ lệ hộ sử dụng nước thực tế so với thiết kế cao hơn rất nhiều (64,4% số hộ). Ở nhiều công trình mới đưa vào vận hành, mặc dù tỷ lệ hộ sử dụng nước rất cao, nhưng tỷ lệ khai thác công suất nước rất thấp, chẳng hạn ở Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Hảo, các tỷ lệ tươngứng trên là 53,1% và 11,6%.Điều này chứng tỏ rằng mức tiêu thụ nước bình quân cho một hộ gia đình là rất thấp so với mongđợi.“Hiện nay tình trạng sử dụng nước của các hộ dân so với tham vọng ban đầu thì không thành công, công suất sử dụng chiếm khoảng 20% so công suất thiết kế. Tính bền vững về cấp nước chưa cao. Số lượng nước cung cấp từ công trình cấp nước hiện đang bị giảm sút so với các số lượng đăng ký sử dụng ban đầu vì có một số hộ vẫn còn sử dụng nhiều nguồn nước khác do liên quan đến lợi ích kinh tế của hộ (PVS quản lý Công ty cấp thoát nước tỉnh Bình Định, 2010)”. Mức tiêu thụ thấp này là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng thu không đủ chi của các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, một chỉ báo hết sức quan trọng về chất lượng của các công trình cấp nước là tỷ lệ thất thoát nước. Dựa trên thông tin có được từ 10 công trình cấp nước, tỷ lệ thất thoát nước bình quân là 24,2%. Đây là một tỷ lệ cao so với các công trình mới được đầu tư. Công trình có tỷ lệ thất thoát nước thấp nhất là Nhà máy cấp nước thị trấn Phù Mỹ (12%) và Công trình cấp nước 3 xã khuĐông An Nhơn (17%). Một số công trình có mức thất thoát nước lên đến 30-40% như cấp nước thị trấn Bình Định, cấp nước thị trấn Tuy Phước. Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần ưu tiên giải quyết để tăng hiệu quả sử dụng nước.
Về nguồn nhân lực đang vận hành các công trình cấp nước, kết quả từ bảng 17 cho thấy qui mô trung bình là khoảng 7 người/công trình, trongđó từ 1-2 người có trình độ kỹ sư, 3-4 người có trình độ trung cấp và 2 lao động có được đào tạo về kỹ thuật. Về cơ bản, nguồn nhân lực này đáp ứng được yêu cầu quản lý, vận hành công trình nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này phân bố không đồng đều. Số kỹ sư chỉ tập trung vào một số công trình quan trọng. Chẳng hạn, trong tổng số 20 kỹ sưthì Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Hảo có 6 kỹ sư và Nhà máy cấp nước Phù Mỹ có 4 kỹ sư, chiếm 1/2 số kỹ sư. Một số công trình nhỏ, chẳng hạn cấp nước xã Phước Sơn và cấp nước xã Phước Thuận (Tuy Phước) được quản lý bởi chủ yếu là lao động kỹ thuật. Hầu hết các công trình cấp nước đều có xây dựng qui chế quản lý và có cử người tham gia các lớp tập huấn về nước hàng năm. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về số người tham dự ở một số công trình là khôngđầy đủ. Hầu hết các công trình được khảo sát này là theo mô hình doanh nghiệp nên nguồn nhân lực, qui chế quản lý, và tập huấn hàng nămđápứng được các yêu cầu cơbản về quản lý công trình.Ở các công trình do UBND xã quản lý, chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn và công tác xây dựng qui chế và tập huấn nâng cao năng lực chưađược chú trọng.
Giá nước là một yếu tố ảnh hưởng đến mức sử dụng nước của khách hàng và hiệu quả kinh tế của công trình cấp nước. Kết quả từ bảng 18 cho thấy, mức giá 1m3
nước cho sinh hoạt của hộ dân cư là khoảng 3000đồng, cho sinh hoạt cơ quan là khoảng 4000đồng và cho kinh doanh là khoảng 6000đồng. Tuy nhiên, mức giá rất khác nhau tùy vào công trình nước; các công trình nước sạch nông thôn được hưởng giá ưuđãi so với