II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước
2. Đối với lĩnh vực xử lý rác
Hiện nay trên địa bàn 11 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định, chỉ có huyện An Lão là chưa có bất kỳ hoạt động thu gom rác nào. Các huyện miền núi khác như Vĩnh Thạnh, Vân Canh cũng có hoạt động thu gom rác ở chợ và trục đường chính của thị trấn. Ngoài thành phố Qui Nhơn có mạng lưới thu gom rác khá hoàn chỉnh do Công ty TNHH môi trường đô thị Qui Nhơn hoạt động tại 16/20 phường, xã và Ban quản lý dự án Quản lý chất thải rắn và sản xuất phân compost dựa vào cộng đồng ở phường Nhơn Phú, các huyện còn lại đều chỉ tổ chức thu gom rác ở các thị trấn và một số xã có cộng đồng dân cưsống tập trung.
Bảng 19 trình bày các đơn vị thu gom rác, phạm vi hoạt động, và nơi đổ rác tại 6 huyện được khảo sát. Hoài Nhơn có sự tham gia của hai đơn vị thu gom rác là Công ty TNHH Nguyên Tín trên phạm vi 9 xã, thị trấn và Hợp tác xã Nông nghiệp Bồng Sơn Tây ở thị trấn Bồng Sơn. Ở Phù Mỹ và Phù Cát, việc thu gom rác do Hạt Giao thông Công chính huyện đảm trách, gồm 5 xã, thị trấn ở mỗi huyện. Ở An Nhơn, có hai đơn vị là Công ty Môi trường đô thị An Nhơn hoạt động trên địa bàn 5 xã, thị trấn (gồm cả 2 xã của huyện
Tuy Phước) và Công ty TNHH Nhơn Thọ hoạt động trên phạm vi 5 xã. Ở Tuy Phước, Công ty TNHH Môi trường cây xanh Hà Thanh thu gom rác ở 11 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện. Ở Tây Sơn, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Phú Phong IIđảm trách việc thu gom rác ở 4 xã, thị trấn của huyện. Một số huyện như An Nhơn, Tuy Phước, và Hoài Nhơn có hoạt động thu gom rác trên phạm vi rộng hơn các huyện còn lại. Tuy nhiên, không phải toàn bộ dân số thuộc các xã, thị trấn nằm trong phạm vi thu gom rác đều tham gia vào dịch vụ này. Công tác thu gom rác thực hiện chủ yếu ở các thị trấn và các hộ dân nông thôn cưtrú tập trung trên các trục đường chính mà thôi.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nơiđổ rác lớn nhất là bãi rác Long Mỹ, TP. Qui Nhơn, có diện tích 30.000m2. Mặc dù được qui hoạch và quản lý tốt hơn các nơi khác, bãi rác này cũng mới chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơbản và cũng đang có dấu hiệu quá tải. Công ty TNHH Môi trường cây xanh Hà Thanh của huyện Tuy Phước cũng sử dụng bãi rác này. Sự phản ứng của cư dân chung quanh bãi rác Long Mỹ đối với việc chuyển rác về đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của các bãi rác đối với môi trường và sinh hoạt của người dân chung quanh, và trở thành vấn đề nóng bỏng không chỉ ở đây mà còn ở nhiều địa phương khác trong tỉnh. Ngoài một số bãi rác có qui mô tươngđối rộng (từ 10.000m2
trở lên) ở các huyện Tây Sơn, Phù Cát, An Nhơn, các bãi rác còn lại đều có diện tích rất nhỏ, chỉ vài ngàn mét vuông. Hoài Nhơn cung cấp một ví dụ điển hình cho những khó khăn trong việc qui hoạch bãi rác ổn định lâu dài và xa khu dân cư. Không xã nào muốn qui hoạch bãi rác ở địa bàn mình, dẫn đến tình trạng chia cắt và tạm thời trong việc xử lý rác sau khi thu gom.Địa điểm qui hoạch bãi rác là một vấn đề xã hội và môi trường mang tính thời sự và rất khó giải quyết hiện nay.
Trong quá trình thu gom chất thải từ nguồn phát sinh, phần lớn các địa phương đều thực hiện khá tốt. Nguồn nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải rắn về cơ bản đãđápứng được nhu cầu hiện tại. Ở các huyện, mỗi đơn vị thu gom có khoảng 5-7 người trực tiếp thu gom và xử lý. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động này là laođộng phổ thông, học vấn thấp, và không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Một số đơn vị thu gom rác thải chưa có xe chuyên dùngđể vận chuyển rác đến bãi chôn lấp nhưhuyện Tây Sơn, huyện Phù Cát (hiện nay đang sử dụng xe ben để vận chuyển).
Công nghệ xử lý rác hiện nay chỉ là đốt tại bãi, đào hố để chôn lấp, và rắc vôi để giữ vệ sinh môi trường. Việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện, rác chưa được tái chế, tái sử dụng, ngoại trừ công nhân vệ sinh lựa giấy vụn và nhôm nhựa để bán kiếm thêm thu nhập một cách tự phát. Một số bãi chôn lấp chất thải rắn của các địa phương mang tính tạm thời, phần lớn không có tường bao, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước rỉ rác, chất thải rắn được đổ một cách tự nhiên. Công đoạn xử lý hiện nay chủ yếu là khử mùi, diệt trung và chôn lấp. Bãi chôn lấp được xây dựng theo kiểu khô nửa chìm, nửa nổi. Công tác xử lý tại các bãi chôn lấp thực hiện chưa thật tốt, gây ô nhiễm phát sinh ra môi trường xung quanh.
Hầu hết các đơn vị thu gom và xử lý chất thải rắn trên là đơn vị hoạt động công ích và một số doanh nghiệp tưnhân. Phần lớn các đơn vị nàyđược chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí xử lý rác tại bãi chôn lấp để các đơn vị này duy trì hoạt động vì khoản thu không đủ để bù chi. Thu nhập của người lao động còn thấp (600.000-1.000.000đồng/người/tháng). Sự thua
lỗ của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này là do mức thu phí từ các hộ gia đình thấp (10.000 đồng/hộ/tháng), trong khi địabàn hoạt động ở nông thôn rộng, dân cư thưa thớt, chi phí thời gian cho việc thu gom một đơn vị rác thải lớn, cự ly vận chuyển xa (bình quân 40 km, cả đi về); phần lớn khối lượng rác thu gom đều đưa đi chôn lấp, không được tái sử dụng, tái sản xuất.
Hành vi thải rác của người dân còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ thời gian, địa điểm tập kết rác chưađược thực hiện nghiêm túc dẫn đến công nhân thu gom phải mất nhiều thời gian để thu nhặt. Trong những năm gần đây, công tác truyền thông vận động xã hội về bảo vệ môi trường đãđược các cấp, các ngành, các hội đoàn thể quan tâm và bước đầu nhận thức của người dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để những hành vi của một bộ phận người dân thay đổi theo hướng tích cực thì cần phải tăng cường công tác truyền thông một cách thường xuyên, liên tục hơn.