Quán triệt tinh thần của Trung ương tỉnh Thanh Hóa đã ra nhiều nghị quyết để hoạch định, triển khai trong thực tiễn và cho những kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định về đất đai chưa thực sự thông thoáng, chưa trở thành động lực khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo công bằng xã hội về quyền lợi sử dụng đất đai trong nhân dân. Do vậy, Thanh Hóa cần phải tiếp tục kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Thanh Hóa hiện nay. Cụ thể là.
1. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Thanh Hóa cần phải thúc đẩy các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tiến hành cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở, đất ao, vườn kề nông thôn và giấy chứng nhận nghiệp sử
dụng đất nông nghiệp còn lại. Từ đó xác lập quyền sử dụng về đất đai, quyền sở hữu kinh tế liên quan đến đất đai, nhằm làm cho người nông dân thật sự yên tâm đầu tư, sử dụng đất đai có hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Thanh Hóa cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp. Bởi vì quá trình tập trung ruộng đất, tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể là vấn đề có tính quy luật.
3. Khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp thông qua chương trình "dồn điền, đổi thửa", tiến tới mỗi hộ nông dân chỉ còn từ 1 - 2 thửa ruộng đất canh tác.
4. Tiến hành rà soát lại việc quản lý sử dụng đất đai của các nông lâm trường và bổ sung chính sách đất đai đối với các nông lâm trường. Giao đất cho các địa phương quản lý và các hộ nông dân sản xuất.
5. Tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch. Có chính sách kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm, quan tâm cải tạo nâng cao độ phì của đất.
6. Tập trung xử lý tốt mối quan hệ giữa quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất công nghiệp trong quá trình quy hoạch, nhằm phát huy tối đa trong khai thác quỹ đất ở Thanh Hóa hiện nay.
7. Điều chỉnh theo hướng tăng hạn mức chuyển nhượng và thời hạn cho thuê đất. Điều chỉnh cho phép chủ sử dụng đất được xây dựng các công trình nhà xưởng, chuồng trại và nhà ở trên đất trang trại gia đình có từ 2 héc ta trở lên.
8. Cụ thể hóa các quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất thành vốn góp và xử lý đất đai cho nông dân khi đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp cổ phần phá sản, ngừng hoạt động. Quy định rõ phương pháp định giá trị quyền sử dụng đất để trở thành vốn góp. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì nhà nước phải đảm bảo
được mức thu nhập ổn định cho họ và không để nông dân rơi vào tình trạng bị mất đất khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, bị phá sản.
9. Điều chỉnh lại giá thuê đất thành tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
10. Cần thực hiện ưu đãi về sử dụng đất, thuê đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hoạt động khoa học, công nghệ trong nông nghiệp.
11. Không thu tiền sử dụng đất khi giao đất nông nghiệp và miễn tiền thuê đất làm trụ sở và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh-dịch vụ đối với hợp tác xã nông nghiệp.
12. Đảm bảo lợi ích cho nông dân khi thực hiện đền bù đất đai giải phóng mặt bằng trong nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần sớm điều chỉnh giá đất nông nghiệp, nông thôn phù hợp với yêu cầu thực tế và dựa trên các căn cứ khoa học nhằm thực hiện công bằng giữa các khu vực, đảm bảo cho nông dân đủ khả năng để tái tạo nghề mới. Việc tính toán giá đền bù cần lấy giá thực tế hợp lý khi dự án bắt đầu tại khu vực đó để đảm bảo tính công bằng đối với nông dân. Mức hỗ trợ chuyển nghề không nên tính thu nhập trên đơn vị diện tích mà phải căn cứ vào thực tế lao động và chi phí khi chuyển sang nghề khác.
13. Bổ sung những quy định cho phép tạo vốn từ quỹ đất. Thanh Hóa cần khuyến khích mạnh hơn, có quy định rõ hơn trong việc cho phép các địa phương xây dựng phương án, dự án "đổi đất lấy công trình".
14. Cần có những quy định, chế tài mạnh hơn trong quản lý đất đai, cần tăng cường và củng cố bộ máy quản lý đất đai các cấp, nhất là cấp cơ sở xã phường, thị trấn đủ về số lượng và đảm đương được nhiệm vụ tham mưu cho UBND các cấp trong lĩnh vực thực hiện chính sách đất đai.
15. Cần tạo ra quỹ đất để phân cho những người sinh sau năm 1993, nếu họ có nhu cầu sử dụng, trước hết quỹ đất đó được lấy từ việc thu hồi đất đối với những người đã chết, người đã có công việc khác ổn định, người di cư...
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ cơ sở hơn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Bảng 3.1. Số liệu khảo sát kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách đất đai trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS đất đai Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4 ) (7=5/3 ) 1 Cần cấp đất cho những người sinh
sau năm 1993
1000 817 403 49 40
2 Cần thu hồi đất với người đã chết 1000 817 255 31 26 3 Cần thu hồi đất với những người đã
có công việc khác ổn định
1000 817 190 38 19
4 Chỉ đạo thực hiện Chủ trương đổi điền dồn thửa thật quyết liệt để mỗi hộ chỉ còn 1 hoặc 2 thửa
1000 817 398 49 40
5 Cấp đất lâm nghiệp cho một hộ tối đa 20 ha
1000 817 30 4 3
6 Thời gian giao đất cho nông dân là 10 năm
1000 817 121 15 12
7 Thời gian giao đất cho trang trại, nhất là TT lâm nghiệp phải trên 20 năm
8 Thời gian nhận đất đấu thầu ít nhất là 5 năm
1000 817 34 4 3
9 Cần cấp đất và giấy chứng nhận QSDĐ cho HTX theo Luật định
1000 817 57 7 6
10 Thực hiện tốt Nghị định 28 của BCT về đổi mới, sắp xếp nông lâm trường. Cần giao đất cho địa phương quản lý và giao cho dân
1000 817 63 8 6
11 Cách tính đền bù đất đai phải theo số thời gian hộ nông dân còn được sử dụng theo giấy cấp đất
1000 817 42 5 4
12 Cần điều chỉnh giảm giá đất tối thiểu ở nông thôn (cả đồng bằng và miền núi)
1000 817 497 61 50
13 Cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm những người vi phạm Luật đất đai
1000 817 62 8 6
14 Cần rà soát, sửa đổi bổ sung qui hoạch. Qui hoạch phải đồng bộ và không được chồng chéo
1000 817 113 14 11
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.