động của nó đến nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Mục tiêu trực tiếp của chính sách đầu tư trong nông nghiệp nước ta hiện nay là: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp. Chính sách đầu tư vào nông nghiệp ở nước ta hiện nay phải tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng: một mặt vẫn coi trọng yêu cầu tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm để bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, mặt khác tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp thì yếu tố "vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng" [25, tr. 164]. Đồng thời, "đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đất đai, sức lao động và các nguồn lợi tự
nhiên khác nhằm cải biến nông nghiệp, nông thôn từng bước theo kịp với các ngành, các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế-xã hội"[25, tr 165].
Không những thế, trong sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro, cho nên tính đặc thù của đầu tư vốn cho nông nghiệp cần thiết phải có tín dụng ưu đãi.
Liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm gần đây Đảng ta khẳng định:
Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần...) hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thỏa thuận; tăng mức cho vay tạo thuận lợi về thủ tục cho vay vốn đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay lãi nặng ở nông thôn. Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân; ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề ở nông thôn. Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro [25, tr. 76-77].
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện các chính sách cho vay vốn ưu đãi; hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nhiều dự án cụ thể. Tính đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cho vay 3.827.517 triệu đồng, trong đó cho vay dài hạn là 936.492 triệu đồng; Ngân hàng chính sách đã cho vay 135.000 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ phát triển đã cho
vay ưu đãi đầu tư phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương; đầu tư phát triển làng nghề nuôi trồng thủy sản với tổng số tiền là 165 tỷ đồng...
Nhờ thực hiện tốt các chính sách về vốn và tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp mà nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã có vốn đầu tư sản xuất. Số liệu của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa vào năm 2005 cho biết:
Năm 2005 Thanh Hóa có 688 ngàn hộ sản xuất thì có 269.548 hộ được vay vốn (chiếm 39,2%). Với tổng dư nợ cho vay là 2.705 tỷ đồng, bình quân dư nợ một hộ là 8,8 triệu đồng, so với năm 2004 số lượng hộ cho vay tăng 6.878 hộ, tổng dư nợ cho vay tăng 399 tỷ đồng, dư nợ bình quân một hộ tăng 1,3 triệu đồng. Trong khi đó tín dụng trang trại cũng có nhiều khởi sắc, tổng số trang trại được vay vốn là 1.401 trang trại chiếm 41,7%; với tổng doanh số cho vay là 42,016 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 36,642 tỷ đồng, số dư nợ là 53,746 tỷ đồng. Tính hết năm 2005 ngân hàng chính sách xã hội đã cho 58.903 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được cho vay 2,4 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã có điều kiện đầu tư vào các trang trại có quy mô lớn, cũng như nhiều ngành nghề mới trong nông nghiệp được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, các Quỹ tín dụng ưu đãi như: quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất; quỹ khuyến nông, ngân hàng chính sách xã hội... đang có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.
Xét về tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chúng tôi nhận thấy đang có xu hướng hợp lý hơn. Theo số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa, năm 2004 tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh đạt 357 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2000. Trong đó, đầu tư cho nông lâm nghiệp 292 tỷ đồng, đầu tư cho thủy sản 65 tỷ đồng. Do có chính sách đầu tư cho nông nghiệp tăng lên hàng năm đã tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Từ những phân tích trên cho thấy, chính sách vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp ở Thanh Hóa đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống cho nông dân.
Tuy nhiên, chính sách đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp ở Thanh Hóa vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, phần lớn người nông dân còn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất. Trong hệ thống các ngân hàng tín dụng ở Thanh Hóa hiện nay, do tâm lý sợ thất thoát vốn, do các cơ chế hiện hành còn nhiều ràng buộc, nên các ngân hàng thường dè dặt, quá thận trọng trong quá trình cho nông dân vay vốn; điều kiện đảm bảo tiền vay lại ngặt nghèo, kéo dài; mức cho vay thường quá thấp so với nhu cầu sản xuất, nhiều bà con cho rằng mức lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp là quá cao vì sinh lời trong nông nghiệp thường thấp hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Do đó, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa có hướng tháo gỡ cụ thể. Thủ tục xác định các đối tượng cho vay còn phức tạp... Do vậy, đang ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của Thanh Hóa đang gặp phải tình trạng thiếu vốn. Chính sách đầu tư vốn phát triển nông nghiệp của Thanh Hóa còn chưa thật sự quan tâm thỏa đáng đến yếu tố phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Đặc điểm thiên nhiên Thanh Hóa là vùng thường xảy ra nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, do vậy hoạt động nông nghiệp của địa phương lại càng lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chính lý do này, dẫn đến chưa có nhiều nhà đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong khi đó, chính sách khai thác và huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh lại chưa thực sự đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư tuy đã tác động tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển nhưng còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay còn nhỏ bé, mô hình phát triển trang trại chưa được nhân rộng. Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong điều kiện điểm xuất phát thấp như Thanh Hóa. Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất cây con giống, chế biến nông sản, chậm đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Công tác tạo vốn cho phát triển nông nghiệp chưa thực sự
được quan tâm đúng mức nên mới tập trung đầu tư vốn từ ngân sách, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, huy động vốn trong dân còn hạn chế. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn những bất cập của chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Bảng 2.3: Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS đầu tư vốn trong NN Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3) 1 Đầu tư còn dàn trải 1000 917 446 49 45 2 Đầu tư cho nông nghiệp thấp so với
yêu cầu và so với các ngành kinh tế khác
1000 917 575 63 58
3 Thời gian vay vốn ngắn, không kịp thu hồi vốn để trả cho ngân hàng
1000 917 410 45 41
4 Lãi suất cho vay là cao so với sản xuất nông nghiệp
1000 917 423 46 42
5 Người nông dân khó tiếp cận được nguồn vay ưu đãi
1000 917 627 68 63
vay không đủ để thực hiện dự án 7 Điều kiện để vay vốn có tài sản
thế chấp là khó thực hiện với nông dân muốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vì tài sản của hộ nông dân nhìn chung rất nhỏ bé
1000 917 349 38 35
8 Mức đầu tư cho trồng rừng thấp 1000 917 32 4 3 9 Người nông dân thiếu thông tin,
thiếu hiểu biết để tiếp cận các nguồn vốn vay nhất là vay ưu đãi
1000 917 535 58 54
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, 2005.
Nói tóm lại, chính sách đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.