Kinh nghiệm hoạch định, thực thi và kiểm tra, điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp ở một số địa phương và một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 32 - 41)

phát triển nông nghiệp ở một số địa phương và một số nước trên thế giới

Việc tiến hành xem xét những kinh nghiệm về hoạch định, thực thi và kiểm tra điều chỉnh chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

* Kinh nghiệm của nước Mỹ

Mỹ là nước có nền công nghiệp phát triển với quy mô và mức độ lớn nhất thế giới, đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật thúc đẩy nông nghiệp nhanh chóng đi lên CNH, HĐH, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn và màu mỡ. Sản xuất nông nghiệp của Mỹ là điển hình của một nền sản xuất nông sản hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của nông nghiệp đều là hàng hóa. Mục tiêu mà nền sản xuất nông nghiệp của nước Mỹ hướng tới là tạo ra hàng hóa bán ra thị trường trong nước và thế giới. Để đạt được trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp như trên, nước Mỹ đã sớm tiến hành hàng loạt chính sách đối với nông nghiệp.

Chính sách tổ chức sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức: "Trang trại gia đình (90%); trang trại liên gia đình (10%); trang trại hợp doanh (3%)" [28, tr. 21]. Phần lớn các chủ trang trại có đất riêng và sử dụng lao động trong gia đình. Các trang trại nông nghiệp ở

Mỹ đi vào sản xuất chuyên môn hóa với 20 mặt hàng phân bố ở 10 vành đai. Nước Mỹ cũng đã tạo ra một mạng lưới tổ chức hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bao gồm các hợp tác xã tín dụng, bảo hiểm, cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản. Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến việc nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ nông nghiệp về giống, phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, máy móc nông nghiệp, công nghệ sản xuất nông nghiệp... Chính vì vậy, đã tạo ra năng suất sinh học và năng suất lao động nông nghiệp cao hàng đầu của thế giới.

Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của nước Mỹ, một mặt đem lại hiệu quả to lớn, một mặt gây ra những hậu quả tiêu cực. Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Mỹ đã và đang biến cây trồng, vật nuôi thành những cái máy sản xuất nông sản thực phẩm, theo dây chuyền công nghiệp, làm giảm đáng kể các chủng loại thực vật và động vật tự nhiên. Chính lối sản xuất này đã gây ra những đảo lộn ngày càng lớn về môi trường sinh thái cạn kiệt nguồn tài nguyên đất đai, nước ngầm, ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều hóa chất... Đến nay chính phủ Mỹ và các nhà khoa học cũng như nông dân Mỹ đã thấy rõ hiệu quả cũng như hậu quả của chính sách phát triển nông nghiệp vắt kiệt tài nguyên và không bền vững, do đó họ đang quan tâm tìm cách khắc phục.

* Kinh nghiệm của Braxin

Là nước đang bước vào quá trình CNH, HĐH, cho nên Braxin rất quan tâm và có nhiều chính sách kinh tế thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Từ đó góp phần tạo ra tạo tiền đề cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Là một đất nước tư bản nhưng đã có nhiều lần chính phủ tiến hành thực hiện cải cách ruộng đất, nhằm phân phối ruộng đất cho nông dân. Hiến pháp của Braxin quy định cho phép nông dân có quyền sử dụng đất hoang hóa ở những vùng đất có độ màu mỡ dưới 50%. Việc quan tâm giải quyết chính sách ruộng đất cho nông dân đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển về kinh tế nông nghiệp của Braxin. Bên cạnh đó, Braxin rất quan tâm đến thực tổ chức sản xuất nông nghiệp. Do vậy, ở Braxin đã phát triển nhiều kiểu loại hình thửc tổ chức sản xuất nông nghiệp: Kiểu đồn điền tập trung quy mô lớn chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng lao động nông nghiệp làm thuê; kiểu loại các hộ nông dân giàu có ruộng đất và vốn, thuê lao động sản xuất ra nông sản hàng hóa;

kiểu loại các hộ nông dân ít ruộng đất, ít vốn, lĩnh canh ruộng đất để sản xuất tự cấp, tự túc và tạo ra một ít nông sản hàng hóa. Hiện nay Braxin đang rất quan tâm đến việc khai thác các vùng đất mới để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình khai khẩn, vốn đầu tư và khoa học công nghệ là chìa khóa quyết định đến sự thành công trong việc chinh phục thảo nguyên Gơrotxơ rộng lớn của Braxin. Chính phủ đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, khuyến khích tư nhân khai thác thảo nguyên, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và miễn giảm thuế nông nghiệp, tiến hành cơ giới giới hóa trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. "Các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp thích hợp đã đưa Braxin trở thành nước đứng đầu Nam Mỹ về sản lượng của 29 loại sản phẩm nông nghiệp" [28, tr. 470].

Mặc dù nông nghiệp đã phát triển, nhưng nhiều nông dân ở Braxin vẫn chưa thực sự được hưởng lợi từ nông nghiệp. Bởi vì giữa chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp và chính sách chính trị - xã hội ở nước này còn chưa tương đồng. Hoàn thiện hệ thống chính sách về mọi lĩnh vực đang là yêu cầu và thách thức của Braxin.

* Kinh nghiệm Nhật Bản

Là đất nước có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên Nhật lại là một trong những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp tiên tiến hàng đầu của thế giới. Để có được thành tựu như vậy, Nhật đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp như: điều chỉnh cơ cấu trong ngành nông nghiệp, chính sách về sở hữu và quản lý đất canh tác, giảm thuế đối với các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh ổn định thị trường nông nghiệp; ban hành đạo luật về nông nghiệp, nông thôn; chính sách ngân hàng... Đặc biệt, Nhật Bản nhấn mạnh đến chính sách bảo hộ cho nông nghiệp với mức độ cao nhất thế giới. "Năm 1999, 65% doanh thu của nông dân Nhật Bản là do chính phủ mang lại, với hơn 80% hỗ trợ cho nông dân được thực hiện thông qua hình thức trợ giá thị trường và hạn chế nhập khẩu" [28]. Do đó, mức giá nông sản ở Nhật Bản là do chính phủ quy định chứ không phụ thuộc vào cầu của người tiêu dùng và hiệu quả của nền kinh tế. Để phục vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản đã tổ chức một mạng lưới

các hợp tác xã tổng hợp cung ứng vốn, vật tư, thiết bị nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có chân rết đến tận làng xã.

Chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản được thụ hưởng bởi quá trình công nghiệp hóa.

Công nghiệp hóa đã có tác động tích cực vào các yếu tố của sản xuất nông nghiệp, từ giống cây trồng,vật nuôi, đến vật tư, kỹ thuật, máy máy móc thiết bị công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, trên cơ sở tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của thế giới, nhưng có chọn lọc, cải tiến, sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp [28, tr. 441].

Nhật Bản đang nghiên cứu hoạch định và thực thi chính sách đường lối phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới, thời kỳ hậu công nghiệp, trên cơ sở củng cố sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu sản xuất nông nghiệp ra nước ngoài (thông qua đầu tư vốn, thiết bị, công nghệ). ở trong nước, Nhật tập trung vào sản xuất một số loại nông sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất và lao động, thực hiện nông nghiệp sinh thái và các hoạt động ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân [28, tr. 445].

Chính sách kinh tế nông nghiệp ở Nhật Bản có đặc điểm là bảo hộ cao cho nông sản nhằm đạt được mục tiêu tự cung tự cấp do chính phủ đề ra. Tuy nhiên, nó lại gây tác hại, làm giảm sút đầu tư vào nông nghiệp; khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ở Nhật Bản là rất thấp, vấn đề tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa gặp khó khăn...

* Kinh nghiệm của Ixraen

Là nước không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nhờ thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp đúng đắn Ixraen có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển ngang hàng với các nước công nghiệp Âu, Mỹ. Ixraen rất chú trọng đến chính sách lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với đặc điểm từ nhiên của khu vực Trung Đông. Đồng thời, đưa nhanh khoa học công nghệ vào nông nghiệp để sản xuất ra những loại nông sản có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu lấy ngoại tệ nhập khẩu những nông sản mà sản xuất trong nước không

có lợi vì năng suất thấp, giá thành cao. Chính sách kinh tế này đã tạo ra sự hài hòa giữa sản xuất nông sản trong nước với nhập khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, Ixraen còn rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách tổ chức các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp với hai cấp độ: Môsa và Kibut. Môsa là hình thức làng hợp tác nông nghiệp, mỗi Môsa tập hợp từ 60 đến 100 hộ nông dân và làm nhiệm vụ của một hợp tác xã dịch vụ tổng hợp: cấp vốn tín dụng, cung ứng vật tư, thủy nông, bảo quản chế biến tiêu thụ nông sản... Còn Kibút là hình thức công xã nông nghiệp thực hiện ruộng đất là của chung của các thành viên. Ban quản lý Kibút điều hành kế hoạch sản xuất và phân cho các thành viên thực hiện, mỗi Kibút có từ 300-400 thành viên là hộ gia đình. Tính chung hàng năm Môsa và Kibút sản xuất ra 75% giá trị sản lượng nông nghiệp của cả nước [28, tr.448]. Đồng thời, Ixraen còn đặc biệt qua tâm đến chính sách đầu tư khoa học-công nghệ nông nghiệp, hàng năm ngân sách chi cho nghiên cứu triển khai phục vụ nông nghiệp chiếm tới 3% GNP. Do vậy, nông nghiệp của Ixraen đang được hưởng rất nhiều thành tựu của khoa học công nghệ trong các khâu cây con giống, thủy lợi, hóa chất, thu hoạch, chế biến... nông sản.

Như vậy những thành tựu mà nông nghiệp Ixraen đạt được có sự tác động rất lớn từ việc chính phủ đầu tư thích đáng trong thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ nông nghiệp, chính sách tổ chức các hình thức sản xuất nông nghiệp thích hợp.

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một nước có quy mô dân số lớn nhất trên thế giới và đang trong quá trình bước vào một đất nước phát triển. Do vậy, Trung Quốc rất quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Trước cải cách Trung Quốc là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng gần 30 năm sau Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, không chỉ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, nông sản của Trung Quốc đã tràn ngập trên các thị trường thế giới. Có được kết quả khả quan đó, một trong những lý do quan trọng là Trung Quốc đã quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện thành công chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp. Mà cụ thể là các chính sách:

- Chính sách cải cách thể chế đã giao quyền tự chủ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế hộ gia đình được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Người dân trực tiếp quản lý và sử dụng các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, thị trường nông sản được tự do hóa đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc không ngừng phát triển.

- Chính sách điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Trung Quốc dựa trên nhu cầu của thị trường và nguồn lực tài nguyên của từng vùng.

- Chính sách đầu tư công cộng, trong đó có nông nghiệp không ngừng tăng lên. Lĩnh vực đầu tư công cộng trong nông nghiệp mà Trung Quốc quan tâm là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tín dụng cho sản xuất nông nghiệp nhất là về thủy lợi và quản lý nhà nước.

- Chính sách phát triển thị trường đã tự do hóa các thị trường nông sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và thương mại. Trên cơ sở Trung Quốc xác định các mặt hàng nông nghiệp chủ đạo có lợi thế so sánh, quan tâm đến việc lập thị trường buôn bán, đấu giá...

- Chính sách khoa học và công nghệ mà Trung Quốc hướng tới là cải tạo các giống mới có năng suất cao, tăng luân canh và đa canh, phát triển máy móc và tăng sử dụng phân bón hóa học. Trung Quốc là nước đầu tư rất mạnh cho nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tập trung vào các công nghệ mới như cải cách hệ thống nghiên cứu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nghiên cứu; phát triển hệ thống khuyến nông hiệu quả.

- Chính sách cho chương trình giúp người nghèo nông thôn ở Trung Quốc đã thiết lập các đơn vị trực tiếp trợ giúp người nghèo, huy động các nguồn vốn đặc biệt vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng các chính sách phù hợp xóa đói giảm nghèo theo định hướng phát triển.

Tuy nhiên, trong hệ thống chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp đang gặp phải một số khó khăn như, tốc độ tăng trưởng cao nhưng có xu hướng giảm; dư thừa lương thực

nhiều (45 triệu tấn/năm) cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người nông dân; chất lượng và vệ sinh an toàn của nông sản còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn lớn... Do vậy, mục tiêu điều chỉnh chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của Trung Quốc là hướng vào phát triển theo chất lượng, tăng thu nhập cho người dân, hướng mạnh ra thị trường thế giới...

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Đây là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện, đặc điểm giống Việt Nam. Là một nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, chính sách kinh tế nông nghiệp của Thái Lan cho chúng ta nhiều bài học bổ ích.

- Chính sách ruộng đất đã tạo điều kiện cho nông dân được quyền sở hữu ruộng đất một cách tương đối, thông qua biện pháp chia đất công, bán rẻ trả dần, khai đất hoang mới. Nông dân Thái Lan có quyền mua bán và luân chuyển ruộng đất theo nhu cầu cuộc sống và sản xuất. Do đó, đất sản xuất được hình thành giá cả rõ ràng, tạo điều kiện cho người nông dân sử dụng ruộng đất có hiệu quả và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

- Chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu vào đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất. Nông dân Thái Lan không phải trả tiền dịch vụ nước cho sản xuất nông nghiệp, không phải đóng các loại thuế liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, do đó kích thích được phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Chính sách nghiên cứu triển khai nông nghiệp đã giúp cho nông dân Thái Lan có kiến thức sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường nông sản trong và ngoài nước một cách dễ dàng. Nhà nước đã xây dựng các trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm nông nghiệp, các khu chế xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và chế biến nông sản tại trang trại, thực hiện giảm thuế đối với các sản phẩm này.

- Chính sách thương mại của Thái Lan nhằm hướng vào mục tiêu bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Họ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao về các sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại thực thi mức thuế thấp đối với việc nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)