Hoàn thiện chính sách đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 96 - 100)

nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu của chính sách đầu tư vốn, tín dụng cho nông nghiệp Thanh Hóa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sức lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác tạo ra sự chuyển

dịch lớn về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa cần phải thực hiện các giải pháp để thúc đẩy quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp như sau:

Một là, chính sách đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của

Thanh Hóa cần phải được đặt trong mối tương quan với yêu cầu thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh không nên đặt trọng tâm vào thủy lợi, khai hoang mà phải chuyển sang thâm canh theo chiều sâu để nâng cao chất lượng nông sản và ứng dụng hoàn thiện kỹ thuật công nghệ chế biến bảo quản nông sản, phát triển thị trường nông sản.

Hai là, chính sách đầu tư và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh

Hóa cần phải hướng mạnh vào giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa yêu cầu tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm vừa tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Ba là, xác định mức đầu tư và khả năng nguồn vốn đầu tư cho kinh tế nông nghiệp

của tỉnh. Tăng mức, tỷ lệ phân bổ đầu tư cho nông nghiệp, kết hợp với các biện pháp tích cực để huy động các nguồn vốn khác để đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp. Định hướng đầu tư cho kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng kinh tế, tăng dần tỷ trọng đầu tư gián tiếp qua tín dụng nhằm huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp trong các hộ gia đình. Tăng vốn đầu tư cho người lao động và đào tạo cán bộ nông nghiệp trong tỉnh.

Bốn là, công khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư các cấp, công khai

hóa nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định vốn đầu tư cho huyện, sở ngành, tránh tình trạng "ban - cho" trong đầu tư. Cần tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng và người dân, cán bộ của các tổ chức tín dụng cần gần dân, sâu sát thực tiễn hơn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp với các ngân hàng quản lý tốt tiền vay và thu hồi công nợ.

Năm là, tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với quy

chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn. Xác định cơ chế đầu tư theo ba hình thức: vốn ngân sách, vốn tín dụng và qua hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như thuế, trợ giá, khuyến nông...Cơ chế xác định đầu tư cho kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa là:

- Ngân sách nhà nước cấp đầu tư 100% cho các cơ sở sản xuất cây con giống, công trình thủy lợi đê điều, giao thông, khuyến nông...

- Huy động người dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

- Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn hoặc vay vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ cơ sở chế biến nông sản; chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản...

Sáu là, tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ ngân sách theo hướng: Tỉnh cần khuyến khích các địa phương lập dự án tạo vốn từ quỹ đất; khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, nhà nước tạo điều kiện về đất đai, thủ tục cấp giấy phép, cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp; xây dựng quy chế huy động dân đóng góp xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; tăng cường các quỹ cho nông dân vay vốn, nhất là vốn cho quỹ khuyến nông, huy động vốn đầu tư từ nước ngoài.

Bảng 3.3. Số liệu khảo sát về kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS đấu tư vốn trong NN Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát

(1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4 )

(7=5/3 ) 1 Cần đầu tư có trọng điểm 1000 917 446 49 45 2 Tăng mức, tỷ lệ đầu tư cho nông

nghiệp

1000 917 642 70 64

3 Tăng cho vay vốn trung và dài hạn 1000 917 391 43 39 4 Giảm lãi suất cho vay trong nông

nghiệp

1000 917 403 44 40

5 Giảm lãi suất vay cho các dự án thu mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp

1000 917 235 26 24

6 Tăng mức cho vay 1000 917 379 43 38 7 Nên tăng cho vay bằng tín chấp đối

với nông dân

1000 917 254 28 25

8 Tăng mức đầu tư cho trồng rừng 1000 917 32 3,5 3,2 9 Tăng mức đầu tư cho chăn nuôi nhất

là chăn nuôi đại gia súc

1000 917 174 19 17

10 Cần có chính sách khuyến khích thành lập các quĩ tín dụng nhân dân ở cấp xã.

1000 917 48 5,2 4,8

11 Nhà nước và ngành ngân hàng cần cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin để nông dân có thể hiểu biết và tiếp cận các nguồn vay vốn.

1000 917 615 67 62

12 Cần tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng và người dân, cán bộ của các tổ

chức tín dụng cần gần dân, sâu sát thực tiễn hơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)