ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 80 - 84)

TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM QUA

Từ những phân tích ở phần trên, chúng tôi xin tổng kết một số nét cơ bản về thực trạng tác động của chính sách kinh tế đến phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa như sau:

1. Do tác động của các chính sách kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa đạt được kết quả khá toàn diện cả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn.

2. Ngành trồng trọt đã có nhiều chuyển biến tích cực diện tích, mùa vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản.

3. Ngành chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.

4. Ngành nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa đã có sự chuyển biến, đang vận động từ nuôi cá nước ngọt là chủ yếu sang nuôi cá nước lợ và nuôi trồng thủy sản biển có giá trị kinh tế cao; từ chuyển dịch khai thác ven bờ mở rộng ra các hoạt động xa bờ; từ các hoạt động quy mô nhỏ, công cụ thủ công đã chuyển sang khai thác quy mô lớn, công cụ và thiết bị hiện đại. Dịch vụ thủy sản cũng đang có xu hướng chuyển dịch từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với xu thế chuyển dịch của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ở trình độ thấp sang trình độ cao.

5. Ngành lâm nghiệp đang có nhiều chuyển biến mới, xã hội hóa trong các khâu trồng, bảo vệ chăm sóc, khai thác có hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Đây là những xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện phát triển thủy sản và lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.

Thứ nhất, tuy các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp đã có tác động to lớn

đến sự phát triển của nông nghiệp, nhưng vẫn còn những giới hạn và bất cập. Do vậy, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp vẫn còn chậm so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra. Trình độ thâm canh cây trồng, giá trị trên đơn vị diện tích chưa cao, chưa có sản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh mạnh với thị trường. Tốc độ phát triển chăn nuôi và thủy sản còn chậm, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp mặc dù đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, nhưng vẫn còn thấp. Sản phẩm chăn nuôi và hải sản chưa cao, cơ sở chế biến còn ít, công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nội địa là chính, giá trị và tỷ trọng xuất nhập khẩu đạt thấp, thu nhập từ rừng có cải thiện nhưng còn thấp, hộ nhận rừng chưa thật sự yên tâm với rừng.

Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng, miền

trong tỉnh; năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến phát triển chậm, còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, mối quan hệ giữa chủ đầu tư với chính quyền và nông dân còn nhiều vướng

mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều, nhất là vùng cao, vùng nương rẫy thủy lợi chưa chủ động.

Thứ tư, việc củng cố hợp tác xã theo Luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết

quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế hợp tác xã chưa được quan tâm, quản lý hợp tác xã còn bị buông lỏng, nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng...

Đây là những vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp mà Thanh Hóa đang gặp phải. Lao động trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh hầu hết chưa qua đào tạo, trình độ và kỹ năng thấp, khó có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề đòi hỏi có tay nghề và kỹ năng lao động cao. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp còn nhiều bất cập trong các khâu chỉ đạo, theo dõi kiểm tra giám sát, điều chỉnh bổ sung. Một số địa phương chưa có sự phối kết hợp đồng bộ trong quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

Trong quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều nhân tố tác động đến thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, nhưng nhân tố hàng đầu đó là hệ thống chính sách kinh tế. Tác động của chính sách kinh tế đối với sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay là rất lớn. Nó được thể hiện đồng thời ở hai phương diện; thành tựu và hạn chế. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản đang cản trở quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp từ góc độ chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa:

1. Các chính sách đã và đang thực thi ở Thanh Hóa chưa đủ tầm để đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển nông nghiệp bền

vững- nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghiệp hóa.

2. Trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của Trung ương ban hành về phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa còn chậm, như chính sách khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách tập trung ruộng đất "dồn điền, đổi thửa", chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp...

3. Có khá nhiều chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai trong tỉnh chưa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển, như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách tiêu thụ nông sản; chính sách bảo trợ nông sản, chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp... chưa thực sự tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng khó khăn như: chậm ra văn bản hướng dẫn thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra, điều chỉnh bổ sung chính sách chưa thực sự được coi trọng. Các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong tỉnh còn ít và chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế còn chưa cao.

5. Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng hưởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chính sách chưa được phát huy và coi trọng đúng mức...

Những hạn chế như đã nêu trên của hệ thống chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa đang đòi hỏi phải nhanh chóng được khắc phục, để tạo ra động lực mạnh mẽ và cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế nông thôn đạt được những mục tiêu như đã xác định.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 80 - 84)