Chính sách đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp và tác động của nó đến nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 76 - 80)

và tác động của nó đến nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Chính sách phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:

Một là, đối với doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện Nghị

quyết Trung ương 3 khóa IX về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch 278 /KH-UB ngày 24/1/2005 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Chỉ tính riêng trong ngành kinh tế nông nghiệp, đến nay Thanh Hóa đã triển khai thực hiện kế hoạch cổ phần hóa 10 doanh nghiệp nhà nước thành công ty, xí nghiệp cổ phần. Tiến hành sáp nhập 9 công ty, xí nghiệp thủy nông, 3 nông trường, trạm nghiên cứu lâm nghiệp vào công ty giấy. Bàn giao 2 công ty cho Tổng công ty; chuyển nông trường Sao Vàng sang hình thức góp vốn cổ phần với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Bước đầu việc chuyển hình thức sở hữu đã có kết quả về tăng trưởng sản xuất, nộp ngân sách và tăng thu nhập cho người lao động. Đến nay Thanh Hóa đã sắp xếp các lâm trường theo hướng chuyển sang các đơn vị công ích, các Ban quản lý rừng phòng hộ, bước đầu các lâm trường đã đi vào hoạt động ổn định.

Hai là, kinh tế hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, triển khai quyết định số 94/2002/ QĐ-TTg ngày 17/7/200 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết và chỉ thị số 22/2003/CP-TTg ngày 30/10/2003 về tiếp tục thúc đẩy thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) về kinh tế tập thể; Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành chương trình hành động số 25 CTr/TU ngày 30/7/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập. Ngành nông nghiệp của tỉnh đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố tiến hành củng cố và xây dựng các hợp tác xã. Đến cuối tháng 6 năm 2005 toàn tỉnh đã có 26.185 tổ (tăng 7.422 tổ so với năm 2001, trong đó tổ hợp tác nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp là 22.812) với 987 hợp tác xã, trong đó thành lập mới được 485 hợp tác xã. Hiện nay kinh tế hợp tác xã của Thanh Hóa đang phát triển theo các mô hình: hợp tác xã sản xuất-kinh doanh tập trung; hợp tác xã dịch vụ, hỗ trợ tổng hợp; hợp tác xã sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Các hợp tác xã mới thành lập tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã thực hiện tốt ở một số khâu như: sản xuất cung ứng giống; dịch vụ tưới tiêu; điện; bảo vệ thực vật... góp phần đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng. Việc mua nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng từng bước được mở rộng, đến nay đã có trên 40.000 hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nhà máy.

Ba là, kinh tế trang trại và tư nhân trong phát triển nông nghiệp. Thực hiện Nghị

quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về về phát triển kinh tế trang trại, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đến cấp chính quyền và nhân dân với nhiều mô hình khác nhau. Tính đến hết năm 2005 toàn tỉnh đã có 3.359 trang trại, tăng 820 trang trại so với năm 2000. Phần lớn các trang trại tập trung ở các huyện miền núi, trung du và ven biển. Trong lĩnh vực kinh tế nhóm hộ gia đình, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp đang có xu hướng phát triển theo hướng tích tụ các điều kiện sản xuất (vốn, lao động, đất đai) do đó đã tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa với qui mô ngày càng lớn và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra chương trình hành động số 26-CTr-TU ngày 30/7/2002. Đây chính là định hướng quan trọng trong việc phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân liên quan đến nông nghiệp nói riêng của tỉnh Thanh Hóa. Với các mục tiêu phát triển mạnh nghề rừng, trang trại, cây công nghiệp ở miền núi và trung du gắn với công nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Vùng đồng bằng phát triển nhiều ngành nghề đa dạng, phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ, cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả, thịt sữa, tiểu

thủ công nghiệp. Tại vùng biển đang hướng mạnh vào phát triển kinh tế thủy sản nuôi trồng, khai thác và chế biến. Vốn bình quân của 1 doanh nghiệp tăng từ 200 triệu đồng năm 2000 lên khoảng 1 tỷ đồng vào năm 2005, đóng góp hơn 10% tổng thu ngân sách của địa phương... Kinh tế tư nhân đang là một lực lượng thúc đẩy cho sự đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa lên một bước mới.

Đặc biệt, Thanh Hóa đã khá thành công trong việc thực hiện liên minh các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển nông nghiệp. Tỉnh đã thực hiện thành công mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Đến nay trên địa bàn của tỉnh đã có 3 nhà máy đường, 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến dứa, công ty cao su, công ty muối... đã ký hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với 4.000 hộ nông dân. Bước đầu đã tạo ra sự liên kết cộng đồng giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đây là một biểu hiện rất quan trọng của việc củng cố phát triển quan hệ sản xuất mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được. Bên cạnh đó, ở Thanh Hóa đã xuất hiện các điển hình mới về tổ chức quản lý, về phát triển sản xuất tiếp tục được giữ vững. Sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty mía đường Nông Cống là những điển hình về sự kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất với chế biến. Các thành phần kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã thực sự có bước chuyển biến tích cực. Do vậy, đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển. Trong 5 năm, từ 2001-2005 nông nghiệp của Thanh Hóa đã tiếp tục được thay đổi theo hướng nông nghiệp hàng hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp: tổ hợp tác; hợp tác xã kinh tế trang trại hộ gia đình. sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất nông nghiệp theo hướng cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, còn tới 75% số hợp tác xã trung bình và yếu kém, phần lớn các hợp tác xã có khả năng về tài chính còn hạn hẹp, lúng túng về nội dung hoạt động. Trong khi đó đội ngũ cán bộ phần lớn chưa được đào tạo, năng lực điều hành sản xuất kinh doanh còn có hạn. Kinh tế hộ gia đình ở Thanh Hóa còn rất nhỏ bé; doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể hiệu quả chưa cao, chưa thực sự là nền tảng cho sự phát triển kinh tế

nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Các hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân với hộ nông dân trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn yếu kém, còn mang tính tự phát, một số mô hình tốt chưa được nhân rộng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân chưa đúng với tinh thần của Nghị quyết Đảng nên việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thế còn chậm, hiệu quả chưa cao. Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp còn quá ít, một số doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh nhưng không tổ chức sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, lợi dụng tư cách pháp nhân để chiếm dụng vốn, trốn lậu thuế, làm hàng giả, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường. Các nông, lâm trường còn gặp nhiều lúng túng trong tổ chức, xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Chương trình đổi mới và phát triển các hình thức hợp tác trong phát triển kinh tế nông nghiệp; chương trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước trong các nông, lâm trường còn chậm; sự phát triển của kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, hiệu quả chưa cao....Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn những nhận định trên đây.

Bảng 2.5. Số liệu khảo sát về sự hạn chế của chính sách phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Thanh Hóa

TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS phát triển các TPKT Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3) 1 Chưa có chính sách đủ mạnh để 1000 948 745 78 74

thu hút doanh nghiệp, các loại hình kinh doanh đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

2 Chưa có chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao về làm việc tại các HTX

1000 948 442 47 44

3 Chất lượng hoạt động của HTX còn kém, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm

1000 948 355 37 37

4 Các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phần lớn thiếu vốn, kiến thức và năng lực hạn chế

1000 948 314 33 31

Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 76 - 80)