Chính sách đất đai và tác động nó đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 49 - 54)

ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA

2.2.1. Chính sách đất đai và tác động nó đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề chính sách đất đai trong sản xuất nông nghiệp.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện "dồn điền, đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật [25, tr. 76].

Đặc biệt, hướng vào giải quyết chính sách đất đai tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, với mục tiêu và phương pháp rất cụ thể: "Tiếp tục thực hiện chính sách tạo điều kiện về đất đai cho những người có nhu cầu sản xuất đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp" [25, tr. 169]; "tiếp tục thực hiện hình thức giao đất không thu tiền đối với đất dùng vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư, làm muối của hộ nông dân (với phần diện tích trong hạn mức)" [25, tr. 170];

Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong nước (dành ưu tiên cho người dân địa phương) có khả năng và tự nguyện vọng đầu tư khai phá đất chưa sử dụng tại các xã miền núi, ven biển để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, được thuê đất với mức diện tích đất phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh và khả năng đất đai của từng địa phương [7, tr. 171];

Khuyến khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất đai sản xuất nông nghiệp manh mún. Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm [25, tr. 171];

Khuyến khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm [25, tr. 175];

Tiến hành tổng kết đánh giá và sắp xếp lại các nông, lâm trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đi liền với đổi mới quản lý, tạo sự chuyển biến tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội của nông, lâm trường. Giải thể những nông, lâm trường không cần thiết đang hoạt động kém hiệu quả; chuyển quỹ đất này cho địa phương quản lý để giao, cho thuê theo quy định của pháp luật [25, tr. 175].

Trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở trong điều kiện của tỉnh Thanh Hóa, quỹ đất đai cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp và có xu hướng giảm dần, lao động nông nghiệp lại quá lớn. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là nguồn lực, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Việc xác định hợp lý chính sách đất đai ở tỉnh Thanh Hóa trên hai nội dung cơ bản nhất: xác lập quyền sở hữu ruộng đất và xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ trong sử dụng ruộng đất là cơ sở để thực hiện các chính sách khác đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh Thanh Hóa. Bởi vì, nếu chính sách đất đai hợp lý sẽ tạo động lực để sử dụng ruộng đất một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả trong điều kiện quỹ ruộng đất bình quân/ người của tỉnh đang ở mức thấp, chất lượng và số lượng đang có xu hướng giảm sút. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng

hóa của Thanh Hóa thành công ở mức độ như thế nào đang phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tích cực của chính sách đất đai.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhìn chung việc thực hiện chính sách và pháp luật về đất đai trên địa bàn bước đầu đã có những triển vọng tích cực. Ngày 29/4/2003, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) "về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" số 46-CTr/TU. Trong đó, đã khẳng định những thành tựu, những hạn chế của thực trạng quản lý đất đai ở Thanh Hóa, đồng thời xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý đất đai ngày càng tốt hơn. Căn cứ trên các quy định của Luật đất đai và Nghị định 181/2004NĐ-CP, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã ra nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1997-2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 -2010. Trong đó quy định, nhóm đất nông nghiệp đến năm 2010 là 920.629 ha (chiếm 82,79% diện tích tự nhiên), tăng so với năm 2005 là 110.916 ha, tăng so với quy hoạch đã được duyệt là 5.335 ha. Đất sản xuất nông nghiệp là 271.605 ha, (chiếm 24,51% diện tích đất tự nhiên), so với năm 2005 tăng 27.288 ha, so với quy hoạch giảm 783 ha; đất lâm nghiệp 629.054 ha (chiếm 56,57% diện tích đất tự nhiên) so với năm 2005 tăng 75.055 ha, so với quy hoạch tăng 3066 ha; đất nuôi trồng thủy sản 17.219 ha (chiếm 1,55% diện tích tự nhiên), so với năm 2005 tăng 7.062 ha, so với quy hoạch được duyệt tăng 2.319 ha; đất làm muối 375 ha, so với 2005 giảm 40 ha, so với quy hoạch giảm 641 ha.

Đặc biệt, Thanh Hóa đã quan tâm chỉ đạo các địa phương và ban ngành có liên quan thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình đã làm cho người nông dân yên tâm sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả trên diện tích sử dụng đất đai của mình. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho biết đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã cấp được 1.117.379 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số giấy phải cấp là 2.601.948 giấy, đạt 42,96% kế hoạch, trong đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt 40,68% kế hoạch.

Đồng thời, địa phương đã khá thành công trong việc chỉ đạo thực hiện "dồn điền, đổi thửa". Chính sách này đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Do vậy, kết quả số thửa/hộ đã giảm nhanh chóng, từ 8,84 mảnh vào năm 2000 xuống còn 4,34 mảnh năm 2005, tăng diện tích bình quân một thửa từ 438m2 lên 706 m2. Do quá trình tập trung ruộng đất này mà người dân ở các địa phương có điều kiện hơn trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ, máy móc thiết bị cày bừa, giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm.

Nhờ quan tâm đến chính sách khai hoang phục hóa đất trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2000 đến 2005 Thanh Hóa đã khai hoang phục hóa được 62.902 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 14.542 ha, đất lâm nghiệp 48.360 ha. Thực hiện chính sách sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, trong 5 năm Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng 73.201 ha cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả của 5 năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai từ 2001 đến 2005 về cơ bản Thanh Hóa đã được mở rộng thêm nhiều diện tích đất cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn hạn chế, mới tập trung vào một số loại đất ở, đất chuyên dùng; chưa quan tâm đến vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Nhiều địa phương thiếu đất nhưng ở các lâm, nông trường lại có tình trạng thừa đất. Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau "dồn điền, đổi thửa" còn chậm; tình trạng cấp đất sai thẩm quyền vẫn xảy ra... Những yếu tố này đang ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.

Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Thanh Hóa đang gặp phải những mâu thuẫn, đòi hỏi tiếp tục phải có những giải pháp để khắc phục. Đó là các mâu thuẫn: giữa yêu cầu tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng với quy mô ruộng đất quá nhỏ bé, phân tán và manh mún trong từng hộ nông dân. Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong nông thôn nói riêng và cả xã hội nói chung với việc nông dân bắt buộc phải bám chặt vào ruộng đất để sinh tồn, do sự kém phát triển của các ngành công

nghiệp và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh; mâu thuẫn giữa người sinh sau 1993 không có đất sản xuất với những người đã chết; di cư nhưng không thu hồi đất; mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức lao động trong nông nghiệp rất dồi dào với tình trạng lấn chiếm sử dụng đất còn lãng phí, không đúng mục đích…đang xảy ra tương đối nhiều.

Bảng số liệu sau sẽ làm rõ thêm những hạn chế và mâu thuẫn trong thực hiện chính sách đất đai phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về những tồn tại hạn chế của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)