Định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 86 - 87)

Hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010

1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng với cơ cấu hợp l›. Cụ thể là: Khu vực đồng bằng ven thành thị sản xuất thâm canh, chuyển mạnh diện tích trồng cây lương thực sang trồng rau xanh, cây ăn qua, các loại hoa...có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh chăn nuôi, thủy sản ở các huyện vùng chiêm trũng, phát triển kinh tế trang trại ở các huyện vùng trung du, miền núi gắn với sản xuất nguyên liệu tập trung bên cạnh các nhà máy chế biến.

2. Thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát huy hiệu quả của hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới.

3. Chuyển nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hướng đến xóa bỏ thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bước cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

4. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại theo hướng văn hóa sinh thái nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên.

5. Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các loại hình sản xuất hàng hóa tập trung. Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển trang trại hộ gia đình sản xuất hàng hóa, khuyến khích lập doanh nghiệp nông nghiệp dưới dạng công ty cổ phần, tạo lập và khuyến khích các doanh nghiệp đủ sức mạnh về tài chính, tổ chức quản lý thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.

4. Tổ chức các trung tâm sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tại các huyện hoặc liên xã tạo ra động lực kinh tế liên huyện, liên xã.

5. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển lao động sang hoạt động phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 86 - 87)