động của nó đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Liên quan đến chính sách chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp, Đảng ta chỉ rõ:
Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí đầu tư cho công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tư hiện đại hóa viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hóa để mở rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở [25, tr. 75-76].
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp, ngoài các chính sách của Trung ương, trong những năm qua Thanh Hóa đã ban hành chính sách chung như Quyết định số 2350/QĐ-UB ngày 12/9/2001 phê duyệt đề án phát triển khoa học - công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2005. Với sự quan tâm thực hiện chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp như trên, tính từ năm 2001 đến nay, Thanh Hóa đã thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với 35 đề
tài, chủ yếu là các dự án về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ, theo vùng sinh thái...
Về trồng trọt: Những chính sách đúng đắn và kịp thời trong chuyển giao hỗ trợ khoa
học - công nghệ của Thanh Hóa đã và đang có tác động to lớn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt của địa phương. Năm 2001 tỉnh đã đầu tư xây dựng Trại giống lúa Thọ Xuân với tổng số vốn là 5.940 triệu đồng, thực hiện tốt chương trình sản xuất, sử dụng giống lúa lai F1; diện tích sản xuất giống lúa lai ngày càng gia tăng, năm 2000 có 46 ha đến năm 2004 đạt 385 ha, hình thành nhiều vùng sản xuất giống lúa lai như Yên Định, Nga Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa. Việc đưa giống lúa lai vào gieo trồng đại trà đã góp phần đưa năng suất 62 tạ/ha vào năm 2005; chuyển sang sản xuất lúa mùa sớm tạo ra quỹ đất cho vụ đông; hình thành các vùng cây công nghiệp cho chế biến tập trung.
Về chăn nuôi: Từ năm 2001 đến nay, Thanh Hóa đã hỗ trợ cho các dự án cải tạo đàn
bò là 5.980,8 triệu đồng; dự án chăn nuôi bò sữa 8.973 triệu đồng; dự án chăn nuôi lợn xuất khẩu 11.756,88 triệu đồng; dự án chăn nuôi gia cầm 2.141 triệu đồng. Nhờ vậy, chăn nuôi của địa phương có bước phát triển vững chắc về số lượng và chất lượng, tăng tỷ trọng của chăn nuôi trong nông nghiệp lên 24%.
Đối với thủy sản: Tỉnh đã xây dựng được 39 công trình thủy lợi phục vụ các dự án
nuôi trồng thủy sản với tổng mức đầu tư 82,12 tỷ đồng. Cho đến năm 2005 mức độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8,61%.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Đến nay đã hình thành mạng lưới hỗ trợ khuyến nông,
khuyến lâm ở tất cả các cơ sở trong tỉnh. Do đó, những tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã được chuyển tải khá kịp thời cho nông dân; hàng năm đã tiến hành trình diễn từ 20-25 mô hình về phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất...
Từ những phân tích trên cho thấy, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa đã có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa. Tuy vậy, việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chậm; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp miền núi còn ít; công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho miền núi, cho
vùng sâu xa còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của Thanh hóa còn tản mạn, chưa có hệ thống, chưa thường xuyên, chưa xác định trọng tâm vào thúc đẩy các lợi thế phát triển nông nghiệp. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa về cơ bản còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học tạo giống mới, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản...Hiện tại phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến. Phương hướng từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi theo mô hình công nghiệp đã đặt ra những yêu cầu về đào tạo nâng cao trình độ hộ nuôi trồng thủy sản về kiến thức kinh tế thị trường, đặc biệt là kiến thức về khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy, hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ cũng đang đứng trước thực trạng: trình độ của ngư dân không đáp ứng với trình độ của các phương tiện và những hiểu biết về ngư trường và phương pháp đánh bắt mới. Phương hướng mở rộng phạm vi khai thác, trong đó tiếp tục đầu tư đánh bắt xa bờ và dở lộng, dở khơi, đang làm gia tăng nhu cầu đào tạo ngư dân kiến thức về sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về ngư trường và về phương thức đánh bắt theo ngư trường và phương tiện mới.
Như vậy, tác động của chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ đến phát triển nông nghiệp ở Thanh Hóa đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ thêm về những nhận định này.
Bảng 2.2. Số liệu khảo sát về tồn tại hạn chế của chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay
số được khảo sát có ý kiến về CS chuyển giao TBKHC N người có ý kiến này So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3) 1 Chuyển giao chưa thường
xuyên
1000 836 352 42 35
2 Nhiều vùng chuyển giao chưa xuống tới cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp
1000 836 217 26 22
3 Định hướng, nội dung chuyển giao chưa thật sát thực với cơ sở
1000 836 241 29 24
4 Chuyển giao không kịp thời 1000 836 189 26 19 5 Chuyển giao thiếu trọng điểm,
còn tràn lan
1000 836 177 21 18
6 Nhiều chuyển giao còn trên diễn đàn, hội nghị, nặng về lý thuyết
1000 836 165 20 16,5
7 Cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu
1000 836 469 56 47
8 Chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn... còn thấp
9 Phụ cấp cho cán bộ KNV thấp 1000 836 232 28 23 10 Chính sách với KNV miền núi
quá thấp
1000 836 73 9 7,3
11 Chính sách chưa đủ mạnh để thu hút KNV tự nguyện
1000 836 67 8 7
12 Khuyến cáo về giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... chưa tốt, thậm chí có nơi có lúc còn sai 1000 836 246 29 25 13 Thiếu chính sách thưởng phạt, khuyến khích KNV 1000 836 134 16 13
Nguồn: Ban kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, 2005.