Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tác động của nó đến phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 55 - 63)

đến phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh chính sách đất đai, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng

trưởng kinh tế nông nghiệp, góp phần phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân, tạo điều kiện giải quyết sự bất bình đẳng giữa các vùng trong nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng các ngành, các mô hình sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của từng ngành, từng mô hình tổ chức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.

Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhằm hướng vào các mục tiêu:

Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này.

... Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu theo hình thức trang trại, với quy mô phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh [25, tr. 68].

Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Quy hoạch để hình thành các vùng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôi cấy hom và những phương pháp nhân giống tiên tiến, cung ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng. Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng bảo đảm được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, các lâm trường mua máy móc, thiết bị thực hiện cơ giới hóa các khâu trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản [25, tr. 68-69].

Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, để nuôi trồng thủy sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt; tổ chức sản xuất và cung ứng giống tốt, phòng các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả [25, tr. 69].

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm thời kỳ 2003-2010; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành chính sách theo Quyết định số 408 QĐ-UB ngày 18/2/2004; Quyết định số 4015 QĐ-CT ngày 2/12/2002 về chính sách thưởng thâm canh tăng năng suất lúa; Quyết định số 2481/2004/QĐ-UB ngày 4/8/2004 về phê duyệt chính sách phát triển nông nghiệp và thủy sản... Thực tiễn cho thấy các chính sách trên đã có tác động rất lớn đến sự phát triển về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa cho biết: tổng sản phẩm GDP (theo giá hàng hóa) năm 2001 là 9.961,7 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 18.740,2 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2001 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 39,6%; công nghiệp xây dựng 26,6%; dịch vụ 33,8%. Đến năm 2005 là 31,6%; 35,1%; 33,3%.

Nhờ thực hiện tốt chính sách này mà trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất nông nghiệp của địa phương đã đạt được kết quả khá toàn diện cả về: diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị. Không những thế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch trong từng nội bộ ngành theo các hướng khác nhau. Ngành trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, đồng thời là ngành có sự chuyển dịch rõ rệt. Ngược lại, ngành chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng sự chuyển dịch chậm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Trong ngành trồng trọt nổi bật nhất là có sự giảm tương đối về cây lương thực theo hướng tăng cường

thâm canh cây lúa, khai thác thế mạnh về diện tích và khả năng tăng năng suất cây ngô với việc áp dụng thành tựu giống lai.

Theo số liệu của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:

Diện tích gieo giống lúa lai tăng từ 19,9% năm 2000 lên 39,4% năm 2005. Từ sự chuyển dịch về diện tích và các hướng đầu tư thâm canh với mức độ khác nhau trong ngành trồng trọt đã dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành tương ứng. Giá trị sản xuất lương thực giảm từ 71,67% năm 2000 giảm xuống còn 65,4% năm 2005 trong tổng số giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Năm 2005 diện tích trồng cây lương thực giảm còn 65,5% so với 72% năm 2000. Đặc biệt là cây khoai lang, cây sắn có sự giảm sút mạnh về diện tích để chuyển sang cây công nghiệp, cây thực phẩm như mía, lạc, cói và cây cao su. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của Thanh Hóa đã góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực cho nhân dân trong tỉnh, có dự trữ và có sản phẩm hàng hóa. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, tổng diện tích đất gieo trồng của tỉnh năm 2001 là 418.322 ha đến 2005 đạt 447.354 ha; trung bình tăng 1,35%/năm. Tổng sản lượng lương thực quy đổi của tỉnh vào năm 2001 đạt 1.222.578 tấn đến năm 2005 đạt 1.480.200 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 3,90%/năm. Chính sách khuyến khích sản xuất vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, nếu so với tổng diện tích cây hàng năm, tỷ trọng vụ đông từ 11,2% năm 2001 lên 14,3% năm 2005. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như Định Tường, Quý Lộc (Yên Định), Quảng Thành (thành phố Thanh Hóa). Đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi sâu vào việc nghiên cứu, phổ biến các phương án sản xuất nông nghiệp từng mùa vụ, từng năm, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây giống; xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha.

Cây công nghiệp đã tăng diện tích từ 53.813 ha năm 1999 tăng lên 64.687 ha năm 2005. Trong số các cây công nghiệp hàng năm, cây mía có sự tăng đột biến, từ 28.770 ha năm 2001 tăng lên 32.000 ha năm 2005, chiếm gần 50% trong tổng diện tích các cây công nghiệp của tỉnh. Năm 2005 diện tích trồng lạc đạt 18.000 ha, tăng 27% so với năm 200; cây đậu tương 6.150 ha, tăng 2,3 lần so với năm 2000. Trong số các cây công nghiệp lâu năm

như cà phê và cây cao su là 2 cây tăng mạnh nhờ các chương trình phát triển chuyên ngành theo hướng mở rộng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Đối với ngành chăn nuôi, Thanh Hóa cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao. Nếu năm 2001 tổng đàn trâu 215.333 con thì đến năm 2005 tăng lên 231.000 con, mức gia tăng trung bình 1,41%/năm. Tổng đàn bò năm 2001 233.571 con đến năm 2005 tăng lên 335.400 con, đạt mức gia tăng trung bình 7,51%/năm, trong đó bò lai sin đạt 32%. Tổng đàn lợn năm 2001 là 1.088.61 con đến năm 2005 đạt 1.369.700 con, đạt mức tăng trưởng trung bình 4,71%/năm, trong đó lợn nuôi hướng nạc đạt 17,2%. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 17,3% lên 27,5% năm 2005.

Tuy nhiên, những tác động theo hướng tích cực trên mới ở giai đoạn đầu, sức lan tỏa và sự tác động chưa lớn. Vì vậy, chuyển dịch của ngành chăn nuôi còn rất chậm. Trên thực tế việc tăng số đàn lợn, đàn bò, đàn gia cầm và giảm đàn trâu là xu hướng vận động phù hợp và chuyển dịch phù hợp với biến động của thị trường và điều kiện chăn nuôi của Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ngành công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có nhiều khó khăn.

Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang có tác động mạnh nhất đến phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Sản xuất thủy, hải sản của Thanh Hóa có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 11,3%/năm. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu trong trong nội bộ ngành có mức độ rõ rệt nhất. Đi sâu vào từng ngành thủy sản cho thấy, ngành nuôi trồng đã có sự chuyển biến trên cả ba mặt, nuôi thủy sản ngọt, thủy sản lợ và thủy sản mặn. Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy hải sản ở Thanh Hóa đang vận động từ nuôi cá nước ngọt là chủ yếu sang nuôi cá nước lợ và nuôi trồng thủy sản biển có giá trị kinh tế cao. Đây là xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa.

Đối với ngành khai thác thủy sản, các hoạt động bước đầu đã có bước phát triển với sự chuyển dịch từ nghề khai thác ven bờ mở rộng ra các hoạt động xa bờ, giữ các hoạt động quy mô nhỏ, công cụ thủ công đã chuyển sang khai thác quy mô lớn, công cụ và thiết bị

hiện đại. Trong 5 năm đã đầu tư thêm 373 tàu đánh cá có công suất từ 45-190CV, đưa tổng công suất lên 121.195CV, tăng 10% so với năm 2000. Đây là xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện khai thác và quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đối với dịch vụ thủy sản cũng đang có xu hướng chuyển dịch từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với xu thế chuyển dịch của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ở trình độ thấp sang trình độ cao. Một số cơ sở chế biến được mở rộng nâng cấp; các cơ sở chế biến của tư nhân phát triển mạnh

Chính những yếu tố trên đã làm cho sản lượng thủy sản của Thanh Hóa tăng khá nhanh, năm 2001 đạt 52.520 tấn đến năm 2005 đạt 72.333 tấn. Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 Thanh Hóa đã xây dựng chương trình "phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 -2010" và chương trình "khai thác - dịch vụ hậu cần - chế biến tỉnh Thanh Hóa" với các nội dụng rất cụ thể và chi tiết. Các chính sách này đã và đang có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo báo cáo của Sở Thủy sản Thanh Hóa, từ năm 2001 đến nay, ngành kinh tế thủy sản của tỉnh đã và đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá; cơ sở vật chất kỹ thuật nghề cá ngày càng được phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân làm nghề thủy sản được cải thiện một bước. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản Thanh Hóa đạt 7,27%/ năm, xuất khẩu đạt trung bình 57, 98 triệu US/ năm, giải quyết việc làm cho 52.070 lao động.

Bên cạnh những thành tựu trên, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa trong lĩnh vực phát triển ngành thủy sản còn đang gặp phải những vướng mắc, như: sự mất cân đối giữa nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy, hải sản; giữa đầu tư quy mô lớn đánh bắt xa bờ với những hạn chế về các nguồn lực. Khai thác thủy sản của Thanh Hóa ven bờ vẫn còn nhiều, khai thác cá xa bờ chưa đạt hiệu quả cao, đầu tư không đồng bộ, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp, 23% ngư dân trong độ tuổi lao động thiếu việc làm. Việc ứng dụng khoa học- công nghệ trong nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, như thiếu vốn, thiếu con giống, dịch bệnh, môi trường chưa được

kiểm soát, chủ trương quan tâm phát triển nghề thủy sản chưa được quan tâm nhất quán, thiếu quy hoạch chi tiết.

Thực hiện Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 178/2001 QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp, công tác trồng rừng, khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ rừng tiếp tục được đẩy mạnh, công tác phòng chống cháy rừng của tỉnh Thanh Hóa được quan tâm, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 36% năm 2000 lên 43% năm 2005. Diện tích rừng được bảo vệ năm 2001 đạt 142.600 ha đến năm 2005 tăng lên 225.000 ha, đạt mức tăng trung bình 9,55%/năm. Dân số của tỉnh sống với rừng chiếm gần 1,4 triệu người với 221 xã. Rừng trồng mới năm 2001 đạt 4.632 ha đến năm 2005 đạt 8.892 ha, đạt mức tăng trung bình 13,93%/năm. Năm 2001 khai thác được 37.500 m3 đến năm 2005 đạt 40.000m3.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa vẫn chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ, hiệu quả của nghề rừng ở Thanh Hóa còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện tại Thanh Hóa chưa có chính sách riêng để hỗ trợ phát triển lâm nghiệp. Chưa xác định rõ đâu là rừng phòng hộ, rừng kinh tế để có cơ chế chính sách khai thác phù hợp với tiềm năng thế mạnh từ rừng. Người nông dân trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa thật sự yên tâm với nghề rừng.

Xét ở góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thanh Hóa đã có nhiều tiến bộ, với xu hướng sự tác động ngày càng mạnh và rõ cơ cấu ngành theo vùng. Đến nay Thanh Hóa đã xác lập được các vùng sản xuất nông nghiệp sau đây:

- Vùng đồng bằng đang tập trung phát triển những cây con chủ yếu: lúa lai, ngô lai, lợn và gia cầm.

- Vùng ven biển tiến hành chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa sang nuôi tôm và trồng thủy sản, chuyển cây khoai lang sang trồng cây ngô, lạc, các loại rau đậu, cây cói, cây rừng chắn sóng.

- Vùng ven đô thị tập trung chủ yếu trồng rau quả, rau đậu các loại và lúa có chất lượng cao như tám thơm, nếp cái, nếp hoa vàng, gà công nghiệp, vịt siêu trứng, bò sữa...

- Vùng trung du tập trung vào phát triển cây mía đồi, cây dứa, cây ngô đất ven bãi sông, tập trung phát triển đàn trâu, bò sữa, vịt siêu trứng, siêu thịt kết hợp với nuôi cá nước ngọt...

- Vùng núi tập trung phát triển nghề trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng nguyên liệu, trồng luồng, quế, cánh kiến, cao su cà phê, dứa, sắn, phát triển đàn trâu, bò, dê, lợn, cá nước ngọt...

Từ những phân tích trên cho thấy rõ, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như trong nội bộ ngành ở Thanh Hóa là rất đáng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)