Hoàn thiện môi trờng pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đạt hiệu quả cao Bao gồm hoàn

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 115)

thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đạt hiệu quả cao. Bao gồm hoàn thiện các điều luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thành quả của tăng trởng kinh tế trong mấy năm gần đây đã thấy đợc sự đóng góp không nhỏ của thành phần kinh tế t nhân; trong khi kinh tế quốc doanh chỉ đạt tốc độ tăng trởng bình quân là 12 – 13%/ năm thì thành phần kinh tế t nhân đã đạt tốc độ tăng trởng trên 20 %/ năm. Kết quả đạt đợc này một phần là do tác động của luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã đem lại một sân chơi tơng đối bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới. Chính phủ cần cơng quyết hơn đối với những doanh nghiệp nhà nớc làm ăn kém hiệu quả nh: giải thể, cổ phần hoá, phá sản, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nớc. Gần đây Bộ chính trị đã ban hành NQ TW 4,5 về khuyến khích phát triển kinh tế t nhân, tăng cờng vai trò của kinh tế tập thể mà lực lợng nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới.

Đối với thành phần kinh tế t nhân Đảng, Chính quyền tỉnh, huyện, xã cần quán triệt sâu sắc nghị quyết này nhằm tạo điều kiện tối đa cho thành phần này phát triển góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho nông dân. Khuyến khích t nhân phát triển các mô hình trang trại nông lâm kết hợp vờn ao chuồng rừng (VACR), khuyến khích t nhân đầu t vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông, lâm thuỷ, hải sản. Trong đề án CNH – HĐH đất nớc đã nêu rõ: “Nhà n- ớc có chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh kinh tế t nhân nông thôn với hình thức chủ yếu vừa và nhỏ, đầu t ít vốn, sử dụng nhiều lao động. Hớng phát triển chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Nghị quyết TW 5 khoá IX nhấn mạnh thêm quan điểm thực hiện chế

độ u đãi của nhà nớc đối với những doanh nghiệp đầu t vốn vào nông nghiệp nông thôn. Vậy nhng, thực tế các doanh nghiệp: doanh nghiệp t nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần của tỉnh đầu t vào lĩnh vực nông nghiệp quá ít ỏi và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu t đến ngày 30/7/2002, toàn tỉnh có 359 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp t nhân là 169, 190 công ty TNHH. Nếu phân theo lĩnh vực đầu t: xây dựng 42 doanh nghiệp t nhân, 113 công ty TNHH; th- ơng mại, dịch vụ 86 doanh nghiệp t nhân và 55 công ty TNHH; riêng nông nghiệp có 4 doanh nghiệp và công ty với số vốn đầu t 1.965 triệu đồng. Đó là doanh nghiệp t nhân Hải Âu (Phú Hải - Đồng Hới) chủ yếu kinh doanh giống gia cầm, chế biến thức ăn gia súc với số vốn 360 triệu đồng; xí nghiệp sản xuất cây giống Chí Hiếu (Hng Thuỷ – Lệ Thuỷ) có số vốn đầu t 320 triệu đồng; xí nghiệp xây dựng số 1 (Quảng Phong – Quảng Trạch) chủ yếu là phát triển trang trại có số vốn 405 triệu đồng, công ty TNHH Sơn Thịnh (Thanh Trạch – Bố Trạch) đầu t 1,2 triệu đồng để trồng rừng, chế biến nhựa thông.

Nhìn vào số liệu trên có thể thấy rằng các doanh nghiệp t nhân đầu t trong lĩnh vực công nghiệp đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa kể cả tổng số các doanh nghiệp t nhân trên địa bàn vẫn ít so với tiềm năng phát triển của tỉnh. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản và lĩnh vực thơng mại dịch vụ theo lối ăn xổi ở thì đầu t ít vốn thu hồi vốn nhanh. Do vậy, tỉnh cần phải định hớng cho các doanh nghiệp t nhân đầu t sang lĩnh vực tỉnh còn nhiều tiềm năng nh: 146.386 ha diện tích đất, trên 8.000 ha mặt nớc, bãi bồi cha đợc khai thác, hàng vạn tấn lơng thực, ngàn tấn hoa mầu cần đợc chế biến tiêu thụ, lĩnh vực du lịch sinh thái nh vờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi tắm đá nhảy vv...

Đối với thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã cần phải có các biện pháp để phát huy vai trò lực lợng nòng cốt. Đối với mô hình này cần áp dụng phổ biến ở các xã vùng ven biển, lập lên các hợp tác xã cổ phần với sự

tham gia tự nguyện của các thành viên, cùng nhau góp vốn liên kết lập dự án vay vốn ngân hàng, đầu t thuê, mua tầu lớn, các trang thiết bị đánh bắt cá xa bờ. Vì trên thực tế từng hộ nông dân không thể có đủ vốn để mua tầu đánh bắt cá xa bờ với các trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra mô hình hợp tác xã áp dụng cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nh khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thuỷ lợi vv... góp phần hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống. Trong thời gian vừa qua mô hình hợp tác ở Quảng Bình tỏ ra kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, cha phát huy đợc vai trò nòng cốt, bộ phận đóng vai trò định h- ớng của nền kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mô hình này kém hiệu quả kể cả phía chủ quan và khách quan. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do cha gắn kết đợc quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên trong hợp tác xã dẫn đến các xã viên tự động bỏ hợp tác xã ra đi tìm việc làm mới, đẩy các hợp tác xã rơi vào tình trạng khó khăn không trả đợc nợ vay ngân hàng đang bên bờ vực phá sản, mặt khác do cơ chế chính sách và luật hợp tác xã cha chặt chẽ do vậy gây khó khăn cho các hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w