Đối với tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 97 - 102)

5 Tác giả được biết, chỉ có dưới 20 nước có luật về tôn giáo.

3.3.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh

Một, Hội đồng nhân dân tỉnh cần có kế hoạch định kỳ giám sát công tác QLNN về tôn giáo tại các, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

Hai, UBND tỉnh cần ban hành qui định thẩm quyền của cơ quan nhà

nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và chủ động mạnh dạn phân cấp, phân quyền QLNN đối với tôn giáo cho 3 cấp của địa phương. Như, những công trình phụ trợ của các công trình tôn giáo, Chủ tịch UBND tỉnh nên giao quyền cho Chủ tịch UBND huyện cấp giấy phép xây dựng.

UBND tỉnh tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, cùng với các trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận thôn, khu dân cư.

UBND tỉnh có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tôn giáo cơ sở trong việc tổ chức hoặc tổ chức lồng ghép các hội nghị tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Về đất đai cơ sở thờ tự của các tôn giáo, đề nghị UBND tỉnh cần có nghiên cứu cơ bản để trình TW ban hành chính sách phù hợp, đồng thời cũng có vận dụng sáng tạo tùy tình hình thực tế của địa phương. Cần rà soát lại quy

hoạch tổng thể về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; có cơ chế giải quyết đất đai xây dựng nơi thờ tự của các tôn giáo theo nhu cầu hợp pháp và phù hợp với thực tế; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo. Đối với các khiếu kiện đất đai cơ sở tôn giáo, cần căn cứ vào pháp luật hiện hành và nhu cầu của các tổ chức tôn giáo để giải quyết. Không đặt vấn đề giải quyết đối với với cơ sở đất đai, kinh tế, văn hoá, xã hội đã quốc hữu hoá.

Quan tâm, nghiên cứu có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ làm công tác tôn giáo. Có chính sách trợ cấp cho cán bộ làm công tác tôn giáo tại cơ sở vì hiện nay theo dõi công tác tôn giáo ở cơ sở do các đoàn thể kiêm nhiệm6.

Ba, Ban Tôn giáo sở Nội vụ

Nên thường xuyên mời các cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ở các huyện, thành phố, thị xã tập huấn, giao ban để trao đổi, rút kinh nghiệm mỗi khi có vụ việc tôn giáo phức tạp xảy ra và sau khi đã giải quyết xong. Việc này sẽ là cơ sở để các địa phương làm tốt công tác phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc tôn giáo phức tạp.

Đồng thời Ban tôn giáo luôn phải chú trọng, tăng cường công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, những giải pháp và kiến nghị của luận văn là xuất phát từ cơ sở tác giả vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo vào thực tiễn đời sống xã hội - tôn giáo của một địa phương có nhiều đặc thù về tôn giáo cả trong lịch sử cũng như đương đại: đó là tỉnh Bắc Ninh. Tiếp đó, vấn đề triển khai nó như thế nào, hiệu lực, hiệu quả ra sao, việc đó lại xuất phát và quyết định từ nhân tố chủ thể lãnh đạo, quản lý địa phương. Song người viết hy vọng, một khi đã nhận thức được vấn đề, biến thành tư tưởng, quan điểm,

6 Về chính sách ưu đãi, trợ cấp cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở, trong khi TW chưa có, tỉnh nên

thì công việc tổ chức hiện thực hoá tư tưởng, quan điểm đó đã hội những yếu tố cần cho nó rồi.

KẾT LUẬN

1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và hiện nay đang có sự phục hồi, phát triển khá mạnh. Vì vậy, công tác tôn giáo từ TW đến địa phương đặt ra rất nhiều vấn đề phải quan tâm, trong đó, làm tốt công tác QLNN về tôn giáo là góp phần đưa hoạt động tôn giáo dần đi vào nề nếp, ổn định, tuân thủ pháp luật, qua đó đấu tranh ngăn chặn được âm mưu lợi dụng tôn giáo của những thế lực thù địch.

2. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua, công tác QLNN đối với tôn giáo đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Có được kết quả đó là do các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đã có chuyển biến về nhận thức đối với tôn giáo và đã vận dụng quan điểm, chủ chương, đường lối đổi mới về tôn giáo của Đảng sát với tình hình của địa phương. Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh Bắc Ninh, cho đến nay, thái độ mặc cảm, định kiến và nhận thức phiến diện về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo, trong đó có công tác QLNN đối với tôn giáo đã dần được khắc phục.

Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh đã mang lại hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào có đạo được nâng lên rõ rệt. Quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tin tưởng vào đường lối của Đảng, ra sức lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế- xã hội xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Song bên cạnh đó, công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Do vậy, việc quan tâm tới công tác QLNN về tôn giáo, từ vấn đề thể chế hoá đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tăng cường các yếu tố, điều kiện vật chất cho đến xây

dựng, phát triển đội ngũ cán bộ vẫn là vấn đề luôn đặt ra với cả tính chất tình thế và lâu dài.

3. Từ việc khảo sát toàn diện về thực trạng công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác này trên địa bàn tỉnh. Đó là: Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo; tăng cường hơn nữa công tác QLNN về tôn giáo trên những hoạt động trọng điểm của tôn giáo ở Bắc Ninh; tăng cường công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị tại cơ sở; tăng cường công tác tổ chức cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo; xây dựng và hoàn thiện phương pháp công tác tôn giáo và QLNN đối với tôn giáo.

Đồng thời, người viết cũng có một số kiến nghị đối với cấp TW và cấp tỉnh, với tính cách là những việc làm, những điều kiện cụ thể có tính cấp thiết cần được đáp ứng kịp thời cho công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay và sắp tới.

Hy vọng những giải pháp và kiến nghị đó sẽ được chấp nhận và được triển khai đồng bộ, từ cấp tỉnh đến cơ sở, trong sự sáng tạo và quán triệt quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể của chủ thể QLNN đối với tôn giáo ở Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w