MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 94 - 96)

3 Cho đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã và đang có 2 người học cao học tôn giáo.

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Trung ương

3.3.1. Đối với Trung ương

Một, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng

Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần phải có sự ổn định, song trên thực tế, sự ổn định cũng chỉ là tương đối, vì thế, việc tiếp tục hoàn thiện nó được đặt ra vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Hoàn thiện chính sách, pháp

luật về tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu thuộc về vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng ở lĩnh vực này, nên về nguyên tắc, nó phải phù hợp với quan điểm của Đảng. Đây cũng là một quan điểm, một vấn đề mới mà tại Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã đưa ra.

Hiện nay, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có khó khăn. Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà một trong những đặc trưng cơ bản là nhà nước quản lý xã hội và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vì thế, nhà nước không thể không quan tâm đến việc luật hoá các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi trọng đến vấn đề luật pháp quốc tế và xem đó như là một cơ sở không thể thiếu để vận dụng vào chính sách, pháp luật tôn giáo. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và gia nhập vào nhiều công ước, điều ước của thế giới, trong đó có vấn đề tôn giáo4. Bởi vậy, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã khẳng định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế”. [8, tr.30].

Còn khó khăn là ở, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, nhận thức của người dân và của toàn xã hội về vấn đề tôn giáo còn hạn chế. Một số cán bộ, đảng viên còn chưa có sự thống nhất, nhất trí cao về quan điểm, trách nhiệm và phương thức giải quyết vấn đề tôn giáo. Trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật của người dân ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao, có một bộ phận “mù luật”. Vậy, trên vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay, người viết cho rằng:

4 Đến nay Nhà nước ta đã tham gia vào nhiều điều ước của quốc tế, trong đó đáng kể là: Tuyên ngôn nhân

quyền của Liên hợp quốc; Tuyên bố 81 của Liên hợp quốc về chống mọi biểu hiện bất khoan dung đối với tôn giáo; Tuyên bố Châu á về tôn giáo và nhân quyền; Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.

- Đến thời điểm này, Việt Nam chưa nên xây dựng một văn bản pháp luật tôn giáo, tín ngưỡng (Nghị quyết 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003, của Ban chấp hành TW Đảng, khoá IX “về công tác tôn giáo”, đã đề ra nhiệm vụ xây dựng luật về tín ngưỡng, tôn giáo). Thay vào đó, nên quy định cho các hoạt động tôn giáo tại những mục, điều, khoản nằm trong các luật về hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể xã hội của nhân dân. Bởi vì, để QLNN về tôn giáo, Nhà nước ta đã có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và đến nay mới thực hiện được 7 năm, nên chỉ cần bổ sung (không nhiều) là đủ; tiếp theo, xây dựng một nghị định mới thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Mặt khác, trên thế giới hiện nay, các nước có một bộ luật riêng về tôn giáo, chúng tôi biết là có không nhiều, không mang tính phổ biến5.

- Một khi Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của một tôn giáo nào thì cũng nên để tôn giáo đó tự do hoạt động theo quy định của hiến chương, điều lệ tôn giáo đó. Hay nói cách khác, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của một tôn giáo thì nên công nhận trọn gói. Theo đó tránh được tình trạng tôn giáo được công nhận rồi nhưng vẫn bị “cấm không được...”, bị “không được có các hoạt động...”. Vấn đề là, tổ chức tôn giáo cũng như mọi tổ chức xã hội khác, khi hoạt động không thể, không được vi phạm pháp luật, nếu vi phạm sẽ có pháp luật xử lý và việc này thuộc về chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội.

Hai, chính phủ sớm xây dựng và củng cố bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo, đồng thời xây dựng hệ thống tổ chức từ TW đến cơ sở. Trong đó,

QLNN đối với tôn giáo, bên cạnh những nội dung cần phải điều chỉnh và xây dựng mới, thì cần coi trọng đến việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 94 - 96)