Xây dựng và hoàn thiện phương pháp công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 93 - 94)

3 Cho đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã và đang có 2 người học cao học tôn giáo.

3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện phương pháp công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo

QLNN về tôn giáo

Đối với lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, các thế lực thù địch lại luôn dựa vào đó để thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, do đó, khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo phải hết sức thận trọng, các phương án đưa ra phải được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, không để xảy ra sai sót, bởi nếu có sai sót thì hậu quả có thể khắc phục được.

Từ phương diện này cần chú ý những vấn đề như:

Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải có lý, có tình, có sức thuyết phục. Một mặt phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, mặt khác, cần phải tính đến các yếu tố luật lệ, lễ nghi của các tôn giáo để giải quyết cho hài hoà. Tuy nhiên, những gì còn mâu thuẫn thì phải căn cứ vào pháp luật để giải quyết.

Hai là, khi giải quyết một vấn đề tôn giáo phải được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, tức là phải lấy quan điểm quần chúng làm tiêu chuẩn xử lý. Nguyên tắc khi xử lý là phải tranh thủ sự đồng tình của quần chúng, chú trọng công tác vận động, giáo dục thuyết phục là chủ yếu, nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt nguyên tắc. Phương pháp phải mềm mỏng, tế nhị, tránh thô bạo, nôn nóng, phải tách được các đối tượng cầm đầu quá khích ra khỏi quần chúng.

Ba là, Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải thống nhất một nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm công tác tuyên truyền, vận động. Tiến hành đồng thời ba biện pháp: Giáo dục thuyết phục, kinh tế, hành chính, trong đó biện pháp giáo dục thuyết phục phải được đặt lên hàng đầu. Cần tạo lập được cơ chế phối hợp tốt với các cơ

quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác hàng ngày và khi giải quyết những vụ việc phức tạp có liên quan đến tôn giáo.

Bốn là, Phải biết kiên trì giải thích, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dân khi họ vi phạm pháp luật do chưa am hiểu pháp luật; khơi dậy và động viên mọi người phát huy bản tính thiện của người có đạo, truyền thống đoàn kết con Lạc cháu Hồng của người Việt Nam, đồng thời đề cao việc thực hiện lời răn dạy của vị giáo chủ.

Năm là, Không được tỏ ra có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, không gợi lại những điều không hay của một ai đó hay của một bộ phận người nào đó trong lịch sử, mà phải tìm ra những mặt khả thủ của mỗi con người, mỗi tập thể mà động viên, tuyên truyền, biểu dương kịp thời.

Sáu là, Cần tìm ra những điểm tương đồng có sẵn trong mỗi con người Việt Nam (như tinh thần dân tộc, thích làm điều thiện, tránh làm điều ác,…) để tìm kiếm sự đồng thuận khi phải đối mặt với những vụ việc phức tạp.

Như vậy, với 5 giải pháp đưa ra như trên của công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi đưa ra ở trên, thiết nghĩ, là đảm bảo về tính hệ thống, cũng như tính trọng tâm, trọng điểm của công tác này. Vì thế, trong triển khai, nó cần được tất cả các tổ chức hợp thành HTCT các cấp khác nhau của tỉnh Bắc Ninh tham gia. Nhưng chủ công vẫn là Ban tôn giáo Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ các huyện, thị xã.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w