Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của QLNN về tôn giáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 26 - 31)

Nội dung cơ bản của QLNN về tôn giáo được ghi nhận tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và được cụ thể hoá tại Nghị định số 22 của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên. Còn trước Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước ta mới chỉ có Nghị định số 69 (năm 1991), Quy định về các hoạt động tôn giáo, và Nghị định số 26 (năm 1999), Về các hoạt động tôn giáo. Như vậy, cho đến thời điểm này, công cụ trực tiếp cho QLNN về tôn giáo chính là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, còn luật thì chưa có.

Vì thế vừa qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ở nội dung tôn giáo, Báo cáo chính trị đã nêu: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc” [33,

tr.245].

Còn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước - bổ sung, phát triển, năm 2011, khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” [33, tr.81].

Theo đó, quan điểm về vấn đề tôn giáo tại đây có những điểm mới là “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”; “quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”.

Từ đó, công tác QLNN về tôn giáo, từ mục tiêu, nguyên tắc và nội dung cho đến phương pháp, cần phải được xác định rõ và bổ sung cho phù hợp với quan điểm của Đảng. Về mục tiêu, theo chúng tôi, đó là:

Thứ nhất, QLNN đối với tôn giáo trước hết phải bảo đảm được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, để các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường, theo hướng tuân thủ pháp luật. Rằng: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo" [77, tr3].

Thứ hai, QLNN đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy được những gia trị văn hoá và mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo trong sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN.

Thứ ba, QLNN đối với tôn giáo phải góp phần củng cố, phát triển đồng bào có và không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, QLNN về tôn giáo phải đảm bảo tăng cường được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo.

Với mục tiêu đó, công tác QLNN đối với tôn giáo phải được dựa trên 3 nguyên tắc sau:

Một, phải đứng vững trên đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Hai, phải đảm bảo để mọi tôn giáo hoạt động theo hướng tuân thủ hiến pháp, pháp luật; để những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo; hoạt động mê tín dị đoan phải bị phê phán và loại bỏ.

Ba, phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Còn về nội dung QLNN đối với tôn giáo, xuất phát từ quan điểm của Đảng và theo quy định pháp lý, có thể khái quát như sau:

Trước hết, với tính cách là một quy trình của QLNN đối với tôn giáo thì bao gồm những nội dung:

- Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo;

- Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Qui định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Qui định về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

Tất cả những nội dung trên đều có ý nghĩa xác định cụ thể, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì thế không thể xem nhẹ một nội dung nào.

Tiếp theo, QLNN về tôn giáo với tính cách là giải quyết bằng quyền lực nhà nước các hoạt động tôn giáo ở những lĩnh vực cụ thể khác nhau, thì nó bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý nhà nước các hoạt động tín ngưỡng;

- Quản lý việc đăng kí hoạt động của tổ chức tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo;

- Quản lý việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc; - Việc đăng kí người vào tu và hoạt động của dòng tu, tu viện, hội đoàn tôn giáo;

- Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển trong tôn giáo;

- Về việc đăng kí hoạt động tôn giáo (thường xuyên, đột xuất, ngoài cơ sở tôn giáo);

- Quản lý việc xây, sửa, cải tạo các công trình tôn giáo; - Về đất đai, tài sản tôn giáo;

- Về hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo;

- Quản lý việc kinh doanh, xuất, nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo;

- Quản lý việc mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trường đào tạo;

- Quản lý việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo; - Quản lý việc quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo; - Quản lý về việc đình chỉ hoạt động tôn giáo.

Những nội dung quản lý như trên được quy định tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và trong Nghị định số 22/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên cho đến nay, nó đã và đang có nhu cầu phải bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập ở các chương sau.

QLNN đối với tôn giáo có một số phương pháp chủ yếu được áp dụng như: Phương pháp giáo dục, thuyết phục,phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế và phương pháp tổng hợp.

Như vậy, QLNN đối với tôn giáo là tất yếu, không chỉ ở nước ta mà còn đối với các nước khác. Tuy nhiên, về mục đích, nội dung cụ thể của

QLNN về tôn giáo cũng khác nhau qua mỗi giai đoạn. Vậy, chủ thể quản lý cần nắm vững quan điểm lịch sử cụ thể để công tác này có hiệu quả, hiệu lực cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w