khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú ý lợi dụng các vấn đề tôn giáo gắn với nhân quyền mang tính quốc tế để xuyên tạc chính sách tôn giáo, kích động, chia rẽ đoàn kết, tiến hành bạo loạn, lật đổ, gây rối an ninh trật tự. Có thể cũng sẽ hình thành một số tổ chức phản động lợi dụng tôn giáo làm cơ sở để các tổ chức phản động quốc tế móc nối, hoạt động chống phá chính quyền.
Nhìn chung, các tôn giáo ở Bắc Ninh vẫn giữ sinh hoạt ổn định, nhưng hoạt động tôn giáo sẽ sôi động và "sầm uất" hơn, nhất là qua các hoạt động xã hội từ thiện của tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo nhìn chung sẽ tuân thủ chính sách, pháp luật và theo đường hướng "Tốt đời, đẹp đạo", "đồng hành cùng dân tộc", từng bước đi vào ổn định và đây là xu hướng chủ đạo.
3.1.2. Một số yêu cầu từ xu hướng tôn giáo ở Bắc Ninh đối với QLNN về tôn giáo về tôn giáo
Trong các xu hướng tôn giáo như vậy, nếu các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh chủ trương ngăn chặn truyền đạo trái phép, hoạt động tôn giáo trái pháp luật bằng biện pháp hành chính đơn thuần, thiếu coi trọng công tác vận động quần chúng, thì mâu thuẫn giữa tín đồ, chức sắc tôn giáo với các cấp chính quyền sẽ tích tụ, có thể nẩy sinh những vấn đề phức tạp, khi đó các thế lực thù địch sẽ có điều kiện để lợi dụng. Nhưng nếu công tác QLNN mà thả nổi, không có biện pháp quản lý hữu hiệu, thì các tôn giáo sẽ phát triển vô tổ chức; các đối tượng xấu sẽ lợi dụng lấn lướt, cưỡng ép quần chúng theo đạo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan sẽ nẩy sinh, khi đó chúng ta sẽ rất khó để quản lý.
Các cơ quan hữu quan của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở Bắc Ninh cần chủ động tiếp cận, hướng dẫn và hỗ trợ cho các tôn giáo tham gia xã hội hoá các trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội và y tế giáo dục, để vừa đảm bảo yêu cầu QLNN, vừa đáp ứng nhu cầu hợp pháp chính đáng của các tôn giáo đối với sự phát triển xã hội, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Công tác QLNN về tôn giáo cũng cần chủ động trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo tăng cường sử dụng ngôn ngữ, bản sắc văn hoá dân tộc để diễn đạt, bày tỏ và thực hành sinh hoạt, lễ nghi tôn giáo.
Nếu Bắc Ninh thực hiện đúng chính sách, pháp luật tôn giáo, có sự chủ động trong quản lý, xử lý vấn đề tôn giáo gắn với việc thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động, chăm lo củng cố HTCT thì sẽ có khả năng hạn chế được sự phát triển "bất thường", bình thường hoá vấn đề tôn giáo của nhân dân, vừa đấu tranh thắng lợi trước âm mưu lợi dụng tôn giáo của các phần tử xấu.
Nếu công tác quản lý tốt, cán bộ có năng lực trình độ và tận tuỵ vì dân, phát huy được mặt tích cực trong các tôn giáo thì các tôn giáo sẽ là yếu tố quan trọng góp phần cho sự ổn định và phát triển bền vững của Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung, kể cả trong việc xây dựng con người mới, xã hội mới nhân văn và tốt đẹp hơn.
Nếu có kế hoạch và sự chủ động định hướng, thì các tôn giáo ở Bắc Ninh sẽ là một kênh quan trọng để mở rộng đối ngoại nhân dân và tăng cường tập hợp, đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn, học tập ở nước ngoài. Ngược lại, vấn đề nơi sinh hoạt tôn giáo cho người
nước ngoài đang làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam cũng cần được quan tâm giải quyết. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế của tỉnh.