Đối với hoạt động của đạo Công giáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 70 - 71)

- Hoạt động của Tòa Giám mục Bắc Ninh, tập trung cho củng cố đức tin; mở rộng đội ngũ thừa tác viên; củng cố hội đoàn, khôi phục và thành lập các xứ, họ đạo, tăng cường công tác đào tạo; từng bước thực hiện chủ trương “Tứ hóa” của Giáo hội (Thánh hóa gia đình, Phúc âm hóa sinh hoạt, Tri thức hóa giáo sỹ, Giáo hội hóa cơ sở)... đòi hỏi công tác QLNN đối với đạo Công giáo phải rất sâu sát, phải phân biệt được đâu là hoạt động thuần túy tôn giáo và đâu là hoạt động có mục đích ngoài tôn giáo.

- Tình hình khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở cũ của Giáo hội Công giáo trên địa bàn tỉnh Bắc ninh dù không có điểm mới phát sinh, nhưng tiềm ẩn dấu hiệu phức tạp ở một số địa bàn, như TP.Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và Yên Phong…và đây cũng là vấn đề mà công tác QLNN đối với đạo Công giáo phải có giải pháp chủ động, đón đầu.

- Chức sắc Công giáo ở tỉnh Bắc Ninh, ngoài trách nhiệm làm mục vụ ở các xứ, họ đạo trong tỉnh, họ còn thường xuyên đi kinh lý ở các tỉnh khác thuộc giáo phận, với mục đích mở rộng địa bàn hoạt động, gây thanh thế, địa vị và uy tín trong giáo hội. Một số họ bề ngoài tỏ ra tuân thủ và phối hợp với

chính quyền, nhưng thực chất luôn thực hiện theo sự chỉ đạo của “Bề trên”. Họ lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, cũng như các văn bản có liên quan đến tôn giáo, cùng những sơ hở của cơ quan nhà nước, cố tình vận dụng “làm sai” để hoạt động có lợi cho giáo hội… Vậy, công tác QLNN đối với đạo Công giáo phải sâu sát tình hình, nắm vững địa bàn hơn nữa, từ đó chủ động trong công việc và phối hợp có hiệu quả với các địa phương ngoài Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 70 - 71)