hoạt động có tính trọng điểm, phức tạp của tôn giáo trên địa bàn
Ban tôn giáo Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về tôn giáo, vậy trước hết có yêu cầu mọi cán bộ, công chức của ban phải nắm chắc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Đây là việc làm rất cần thiết cho công tác tôn giáo hiện nay cũng như lâu dài về sau. Được như vậy, khi có sự việc to lớn, phức tạp liên quan đến tôn giáo thì tất cả mọi người đều có thể vào cuộc, do đó hiệu quả công việc được nâng lên. Mặt khác, khi có sự biến động về nhân sự thì bất kỳ ai trong ban cũng có thể đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ.
Khi giải quyết, xử lý các vấn đề tôn giáo cần phải tuân thủ đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo và chấp hành sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.
Để tăng cường công tác QLNN về tôn giáo, UBND các cấp cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn cho ban, các phòng Nội vụ. Đối với cán bộ, công chức chuyên làm công tác tôn giáo cần có chế độ ưu đãi, vì họ thường xuyên phải về cơ sở để giải quyết công việc, phải tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo tại các cơ sở thờ tự, kể cả vào những ngày nghỉ hàng tuần cũng như các ngày nghỉ lễ.
Tăng cường QLNN về tôn giáo là phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đến toàn thể cán bộ, nhân dân, đặc biệt là đồng bào có đạo. Do đó, các đơn vị làm công tác QLNN về tôn giáo cần phối hợp với sở, phòng Tư pháp, đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình từ tỉnh đến xã, thị trấn, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến tôn giáo. Điểm Bưu điện văn hoá các xã, thị trấn phải có thêm các văn bản liên quan đến tôn
giáo, như: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo...
Thời gian qua có một số vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo có một nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết của một số chức sắc, tín đồ các tôn giáo về pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực tôn giáo.
Để khắc phục nhược điểm này, thời gian tới, các đơn vị cần phối hợp với trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, mở riêng các lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ, đảng viên là người có tôn giáo. Khi lực lượng này nắm vững được pháp luật về tôn giáo, họ sẽ trực tiếp tuyên truyền cho người thân trong gia đình, cho các đồng đạo của mình.
Thời gian tới, QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần tập trung vào một số hoạt động trọng tâm. Đó là:
- Tăng cường quản lý các lễ hội tôn giáo
Để làm tốt công tác này, Ban tôn giáo, phòng Nội vụ tham mưu cho UBND chỉ đạo các cơ sở phối hợp với tổ chức tôn giáo cơ sở làm tốt tất cả các khâu của lễ hội, từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và tổng kết, rút kinh nghiệm. Tổ chức tôn giáo chịu trách nhiệm phần lễ, chính quyền chịu trách nhiệm phần hội, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng mê tín dị đoan, cờ bạc... làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội.
- Tăng cường quản lý đất đai, xây dựng các cơ sở thờ tự của các tôn giáo
Đối với các cơ sở thờ tự không có tranh chấp về đất đai, các xã, thị trấn cần giúp cơ sở tôn giáo làm thủ tục để UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc mở rộng khuôn viên thực hiện đúng quy định của Luật đất đai và chỉ thị 1940/2008/Ct-TTg, ngày 31/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo.
Để khắc phục tình trạng một số chùa xây dựng chưa xin phép và vi phạm giấy phép xây dựng, cơ quan làm công tác quản lý nhà nước cần phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tham mưu với UBND huyện mở lớp tập huấn cho các công chức cấp xã phụ trách tôn giáo và các Trưởng thôn, trưởng khu dân cư về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, còn UBND tỉnh nên giảm bớt thời hạn cấp giấy phép xây dựng xuống còn 15 ngày.
- Tăng cường quản lý chức sắc, nhà tu hành
Để khắc phục tình trạng tăng ni Phật giáo về hoạt động tôn giáo mà tổ chức tôn giáo không thông báo kịp thời với chính quyền, chủ thể quản lý cần mời Trưởng Ban đại diện Phật giáo huyện đến để quán triệt việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành đúng với quy định. Đồng thời quán triệt cho UBND cấp cơ sở làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn, kịp thời phát hiện những sư không rõ danh tính về hoạt động tôn giáo, từ đó có giải pháp kiên quyết, đúng pháp luật.
- Tăng cường công tác QLNN các hoạt động đối ngoại tôn giáo
Công tác này rất phù hợp và cần thiết đối với tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Vì thế, các cơ quan, đoàn thể thực hiện chức năng QLNN về tôn giáo cần chủ động trong công tác đối ngoại tôn giáo phù hợp với xu thế chung của quốc tế và tình hình chính trị, tôn giáo ở trong nước. Theo đó cần hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chính sách tôn giáo của Việt Nam và tình hình các tôn giáo hiện nay, tạo điều kiện cho các tổ chức, chức sắc tôn giáo tham gia các hoạt động đối ngoại tôn giáo đem lại lợi ích không chỉ cho mình mình mà còn cho quốc gia, dân tộc và địa phương.