Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 48 - 52)

Sau khi có Nghị định số 22/2004/NĐ-CP, ngày 21/01/2004, của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp và Thông tư số 25/2004/TT-BNV, ngày 19/4/2004, của Bộ Nội vụ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp, UBNH tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 102/2004/QĐ-UB, ngày 30/6/2004, về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh. Theo quy định này, Ban Tôn giáo tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về tôn giáo tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh; góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý trong lĩnh vực công tác tôn giáo từ TW đến địa phương. Ban Tôn giáo có chức năng quản lý công tác tôn giáo, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Ngày 8/8/2007, Chính phủ có Nghị định số 08/NĐ-CP "Về việc chuyển ban Thi đua - khen thưởng TW, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ" và đến ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2008/NĐ-CP, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Trong đó, điểm a, khoản 1, điều 8, chương II quy định: "Sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc bộ phận làm công tác tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW vào Sở Nội vụ". Ngày 04/6/2008, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2008/TT-BNV "Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện". Trong đó, điểm đ, khoản 2, mục III quy định: "UBND cấp tỉnh quyết

định thành lập Ban tôn giáo hoặc Phòng Tôn giáo... Ban Tôn giáo (nếu có) là tổ chức tương đương Chi cục trực thuộc Sở, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng". Cũng tại Thông tư này quy định, công tác tôn giáo ở địa phương sẽ nằm trong Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện, do đó không có Phòng Tôn giáo ở cấp huyện nữa. Ngày 20/5/2010, Bộ Nội vụ lại có Thông tư số 04/2010/TT-BNV, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Căn cứ vào những văn bản trên, UBND tỉnh đã có Quyết định số 139/QĐ-UBND, ngày 2/12/2010, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh. Quyết định này thay thế Quyết định số 102/2004/QĐ- UB, ngày 30/6/2004.

Theo Quyết định này, Ban Tôn giáo tỉnh là tổ chức tương đương Chi cục trực thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực tôn giáo; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban Tôn giáo tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Ban Tôn giáo tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tôn giáo.

- Xây dựng trình Giám đốc Sở Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo.

- Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhân sỹ các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh.

- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho Sở Nội vụ trình UBND giải quyết những vấn đề phát sinh trong tôn giáo; là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban.

- Thực hiện việc áp dụng chính sách đãi ngộ đối với những tổ chức, cá nhân tôn giáo.

- Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách đối với tôn giáo.

- Tham gia quản lý các khu di tích, danh lam, thắng cảnh có liên quan đến tôn giáo.

- Hướng dẫn tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản, cán bộ, công chức thuộc Ban theo phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh, nếu trước năm 2005, chỉ có 5 cán bộ, thì nay đã tăng lên 9, trong đó có 01 Trưởng ban, 02 phó ban (01 Phó ban kiêm Trưởng phòng) và 01 Trưởng phòng hành chính, còn lại là chuyên viên. Ở cấp huyện, trước đây chỉ có 01 lãnh đạo Văn phòng UBND huyện kiêm nhiệm, nay có đồng chí phó Phòng Nội vụ trực tiếp phụ trách công tác tôn giáo và 01 chuyên viên theo dõi giúp việc. Còn ở cấp xã, ngoài Phó Chủ tịch UBND phụ trách còn có đồng chí cán bộ Văn hoá hoặc MTTQ làm công tác tôn giáo.

Có thể nói, Ban tôn giáo Bắc Ninh, cũng như các tỉnh khác (cả Ban tôn giáo Chính phủ), trong thời gian qua đã có những biến đổi lớn về bộ máy, nhân sự. Trong đó đáng kể nhất là, từ một ban ngang với sở, thì nay là một bộ phận trực thuộc sở. Sự biến đổi đó đã tạo ra tâm trạng băn khoăn của một số ít người, nhất là những người giữ cương vị chủ chốt. Chúng tôi chia xẻ với các đồng chí đó, bởi không phải không có yếu tố hợp lý. Song về cơ bản, chúng tôi cho rằng, sự biến đổi đó là khởi đầu của những cải cách bộ máy làm công tác QLNN đối với tôn giáo, để nó có chất lượng cao hơn, có hiệu lực rõ ràng hơn và có hiệu quả tốt hơn. Đó là chưa nói, công tác QLNN đối với tôn giáo, nếu hiểu theo nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp thì không thể chỉ do một Ban tôn

giáo đảm đương. Sự biến động theo chiều hướng phát triển chất lượng của bộ máy QLNN về tôn giáo, theo cảm nhận của chúng tôi, đã và đang được thể hiện từ Ban tôn giáo Chính phủ, khi mà cán bộ được tăng cường có chất lượng hơn, một số chức năng được mở rộng và đi vào chiều sâu hơn, điều kiện làm việc tốt hơn...2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w