- Về đất sản xuất:
3.2.6. Củng cố, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác phù hợp với năng lực,
trình độ tổ chức quản lý của người Khmer
Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, trong điều kiện phát triển KTTT, mở cửa và hội nhập với bên ngoài, việc liên kết, hợp tác trong SX - KD là một xu thế tất yếu. Song, do trình độ lực lượng sản xuất nước ta nói chung, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp nên việc tổ chức các mô hình liên két, hợp tác thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu.
Riêng đối với đồng bào Khmer, do trình độ hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu, ít nhanh nhạy trước những biến động của KTTT nên đa phần bà con vẫn theo lối cổ xưa, tự cày bừa và sản xuất trên mảnh ruộng của mình. Những mô hình liên kết, hợp tác trong SX - KD qủa thật vẫn còn khá mới mẻ, thậm chí xa lạ với người Khmer.
Vì vậy, một mặt tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi (đất đai, vốn, kỹ thuật, thị trường…) để giúp những nông hộ Khmer có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển lên mô hình KT trang trại. Mặt khác, cần tính toán cụ thể những mô hình, biện pháp, bước đi trong việc phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp. Trên cơ sở đó, tích cực tuyên truyền, vận động bà con thấy rõ lợi ích thiết thực để tự nguyện, tự giác tham gia. Cụ thể cần quan tâm đến mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng, củng cố và phát triển mô hình tổ liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như hoạt động dịch vụ tại địa phương. Việc tổ chức các mô hình phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, làm từng bước một từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn. Tuyệt đối không được chủ quan, áp đặt hay chạy theo thành tích. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay ở vùng ĐBDT, cần đẩy mạnh xây dựng, khuyến khích và nhân rộng các mô hình như: Tổ liên kết sản xuất lúa giống, tổ liên kết phục vụ tưới tiêu, tổ liên kết sản xuất đường thốt lốt, tổ liên kết sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, tổ sản xuất nấm rơm, nấm bào ngư, tổ cung ứng vật tư nông nghiệp, tổ vay vốn ngân hàng,v.v…
Thứ hai, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các HTX hiện có để đảm
bảo lợi ích thiết thực cho xã viên cũng như cộng đồng. Trong đó, chú trọng tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình HTX “Dệt thổ cẩm” ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đồng thời, nghiên cứu phát triển mô hình HTX sản xuất đường thốt lốt ở những địa phương có đủ điều kiện. Riêng đối với những HTX không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng phải có hướng xử lý cụ thể, không để dây dưa kéo dài.
Trước mắt, nội dung hoạt động của các HTX nông nghiệp chủ yếu hướng vào phục vụ tưới tiêu, cày xới, cung ứng vật tư nông nghiệp và liên kết với các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Khi nào phát huy được hiệu quả thì dần dần mở rộng nội dung cũng như phạm vi hoạt động.
Thứ ba, cùng với phát triển các tổ hợp tác, HTX, cần tiếp tục phát huy và nhân rộng
mô hình “Liên kết 4 nhà” trong sản xuất nông sản hàng hóa vùng dân tộc; trong đó tạo
mối gắn kết chặt chẽ giữa nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trên vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng hàng hóa. Thông qua đó xây dựng được
ngành hàng và nắm chắc chân hàng, chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế. Để làm được điều này, vai trò của nhà nước vô cùng quan trọng. Bởi lẻ, các hợp đồng KT chỉ được thực thi nghiêm túc khi có sự ràng buộc về mặt pháp lý cũng như quyền lợi của các chủ thể tham gia. Nhà nước vừa đóng vai trò là “bà đỡ”, vừa đóng vai trò “trọng tài” khi phát sinh tranh chấp.
Thực hiện mô hình này, những người dân Khmer cần được tổ chức nhau lại trong các tổ hợp tác, HTX, câu lạc bộ… Trên cơ sở đó kết hợp với chính quyền địa phương chủ động mời gọi các doanh nghiệp đầu tư cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu ở xã Ô Lâm; mô hình trồng cây thuốc lá ở xã An Cư; mô hình nuôi bò Laisind; mô hình trồng điều; mô hình trồng mè, đậu phộng; mô hình sản xuất lúa thơm “Nàng Nhen” …ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.