- Về đất sản xuất:
3.2.5. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành phi nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc
nghiệp vùng đồng bào dân tộc
a) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng dân tộc theo hướng đa canh:
Để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp vùng ĐBDTđi đúng hướng và mang lại hiệu quả, trước hết địa phương phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để xác định quy hoạch chi tiết cho từng vùng để xác định một cách cụ thể về cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lợi thế đặc thù của mỗi vùng và sự phát triển chung của tỉnh. Nơi nào chuyên canh trồng lúa, nơi nào trồng màu, làm vườn hoặc mô hình tổng hợp… như vậy mới có thể hướng dẫn và định hướng bước đi cho các hộ dân tộc, vùng nghèo đồng bào Khmer. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên hướng cho các hộ dân tộc đất ít, nếu có điều kiện thì có thể lập vườn, làm rẫy, trồng màu, chăn nuôi theo hướng công nghiệp... Đối với những hộ không đất nên khuyến khích và tạo điều kiện cho họ chuyển sang ngành nghề mới.
Căn cứ vào điều kiện thực tế hiện nay của các hộ dân tộc, cũng như nhu cầu của thị trường, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng dân tộc từ nay đến năm 2015 cơ bản vẫn dựa trên nền tảng cây lúa. Song, cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi từ lúa 1 vụ với năng suất, chất lượng thấp lên sản xuất 2 hoặc 3 vụ/năm gắn với việc ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở những nơi có điều kiện.
Đối với những nơi còn khó khăn về thủy lợi, khuyến khích bà con mở rộng phát triển lúa thơm “Nàng Nhen”. Đây là giống lúa đặc sản của bà con dân tộc, chỉ làm một vụ và không sử dụng phân thuốc nên rất được ưa chuộng trên thị trường với giá bán khá cao, hứa hẹn khả năng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Ngoài ra, nếu chỉ dựa trên nền tảng cây lúa thì nông dân Khmer khó có thể vươn lên giàu có được. Do vậy, cần thúc đẩy sự chuyển đổi hoặc kết hợp chặt chẽ giữa trồng lúa với các mô hình khác mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Trong đó, cần quan tâm phát triển các mô hình như:
Mô hình nuôi bò Laisind, nuôi dê, nuôi lợn rừng lai, nuôi gia cầm. Mô hình trồng cây thuốc lá.
Mô hình trồng mè đen, đậu phộng . Mô hình trồng cây dược liệu.
Mô hình trồng tre, tầm vông xen cây công nghiệp. Mô hình làm nấm rơm, nấm bào ngư,v.v..
Để những mô hình này phát huy hiệu quả tốt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan khuyến nông, doanh nghiệp, ngân hàng và những nông dân được tổ chức với nhau lại thành các tổ liên kết, hợp tác xã hay câu lạc bộ. Nếu để người dân mạnh ai nấy bơi thì khó có thể đạt hiệu quả cao, thậm chí thua lỗ và họ lại trở về với nghề nông truyền thống. Bên cạnh những mô hình trên, tỉnh cần xây dựng chương trình khai thác và phát huy tiềm năng to lớn từ “cây thốt lốt” giúp bà con phát triển KT, xóa đói giảm nghèo. Thốt lốt một loại cây đặc sản vùng Bảy Núi An Giang. Đây là loại cây chủ yếu do bà con dân tộc Khmer trồng và khai thác. Hiện nay, trên toàn vùng có trên 49.000 cây, trong đó số lượng cây đang khai thác là 35.000. Cây thốt lốt là biểu tượng của người dân khmer Khmer vùng Bảy Núi, cây được trồng trên các bờ đất ruộng trên, sau vườn nhà, cặp dọc theo lộ đường giao thông và phần nhiều là cây tự mọc sẵn ở địa phương. Một nguồn lợi KT dễ khai thác nhưng không phải hộ Khmer nào cũng phát huy hết giá trị của cây đem lại.
Từ cây thốt lốt có thể lấy nước nguyên liệu, làm đường và mật, làm tranh từ lá, làm đồ mỹ nghệ; đặc biệt, từ nước thốt lốt có thể làm ra bia chua Bảy núi, hương vị của nó còn tuyệt vời hơn cả nhiều loại bia nổi tiếng hiện nay. Song, những mặt hàng này vẫn chưa được người dân Khmer phát huy hết tiềm năng. Hầu hết người dân chỉ lấy nước nguyên liệu để thắng đường, công cụ chế biến còn thủ công nên mất thời gian và sản phẩm làm ra vẫn chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là những du khách.
Vì vậy, để nâng cao thu nhập của người dân Khmer từ cây thốt lốt, tỉnh cần quan tâm một số vấn đề sau:
Tăng cường hỗ trợ vốn cho người dân Khmer nghèo để đầu tư khâu chế biến và khai thác như xây lò và dụng cụ nấu đường. Đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật để hướng dẫn người dân sản xuất ra các mặt hàng từ cây thốt lốt có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp với giá cả hợp lý.
Cần xây dựng vùng nguyên liệu để phục vụ cho việc khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây thốt lốt với quy mô lớn.
Phát triển làng nghề truyền thống chế biến các sản phẩm từ cây thốt lốt thành điểm du lịch để khách có thể tham quan và tự chế biến hoặc kết hợp với những điểm du lịch khác để quảng bá các sản phẩm từ thốt lốt.
b) Khôi phục và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc:
Hiện nay, do chậm thích ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của bà con dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động kém hiệu quả.
Do vậy, để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của bà con dân tộc đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện, khả thi cả trước mắt lẫn lâu dài.
Trước hết, củng cố và phát triển nghề sản xuất đường thốt lốt của người Khmer: tổ chức lại sản xuất, đào tạo tay nghề người lao động, nâng cao trình độ quản lý, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, mang tính đặc thù riêng và thích nghi với thị trường.
Đào tạo nâng cao kiến thức về nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Khmer; giải quyết việc làm, nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong làng nghề. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer ấp Srây Xà Cốt, xã Văn Giáo.
Đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ vốn tín dụng cho các dự án phát triển làng nghề, giúp cho các làng nghề, nghề thủ công trong việc đầu tư phát triển sản xuất. Cụ thể, đối với các làng nghề truyền thống, nghề thủ công của người dân tộc thu hút nhiều lao động, phát triển sản phẩm mới, đầu tư máy móc, thiết bị cho sản xuất,… Đề nghị các Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh vận dụng các hình thức cho vay theo Quyết định 31,32,33 ngày 05/3/2007 của Chính phủ như: Cho vay có thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, ưu đãi về lãi suất theo quy định, tạo điều kiện cho làng nghề, nghề thủ công được vay vốn tín chấp. Trước khi cho vay vốn, các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn kỹ
thuật, đào tạo nghề, nguồn vốn vay phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nghề về đầu tư thiết bị sản xuất hoặc dự trữ nguồn nguyên liệu và được nâng dần khi có nhu cầu mở rộng thị trường.
Mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề dệt thổ cẩm, các nghề mới như: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ lục bình, bàng, thốt lốt. Đồng thời chọn lọc các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp: dệt thổ cẩm Khmer, đường thốt lốt, hàng thủ công mỹ nghệ từ cây thốt lốt… xúc tiến tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng phải đặc biệt quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ trong vùng dân tộc. Trong đó chú trọng phát triển dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật, tín dụng… Mạng lưới này cần tổ chức từ huyện đến các phum, sóc trong vùng.
Đặc biệt, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở Núi Cấm, khu du lịch Xoài So, khu du lịch Đồi Tức Dụp, khu du lịch Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam và khu KT cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên…để hình thành mạng lưới phục vụ với sự tham gia của nhiều hộ dân tộc, từ phục vụ khách tham quan, nghĩ dưỡng đến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm truyền thống người Khmer.