Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 75 - 76)

- Huyện Tri Tôn:

3.1.1. Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường

trường

Từ sau khi đất nước đổi mới đến nay, như bắt kịp hơi thở của cuộc sống, SXHH vùng ĐBDT có điều kiện phát triển, nhiều hộ đã có sự thích nghi tốt hơn với cơ chế thị trường. Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng, chủng loại hàng hoá do hộ sản xuất ra, mà còn thể hiện ngay trong mục đích, các hoạt động đầu tư của hộ như: chuyển sang canh tác các giống lúa ngắn ngày, có chất lượng và khả năng xuất khẩu cao; Đồng thời phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác theo đơn đặt hàng của thị trường.

Hiện nay, KTH thật sự là một đơn vị KT độc lập, tự chủ; sự phân công lao động trong vùng ĐBDT Khmer ngày càng tiến bộ; dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của xu thế hội nhập và sự phát triển KTTT, tất yếu dẫn đến bước chuyển KTH tự cấp, tự túc lên kinh tế hàng hoá. Đây là xu thế khách quan, dù nhanh hay chậm, nhưng không thể đảo ngược.

3.1.2. Kết hợp hiệu quả giữa mô hình tái sản xuất theo chiều rộng và tái sản

xuất theo chiều sâu

Bình quân ruộng đất thấp, trong khi dân số ngày càng tăng, do đó KTH đồng bào Khmer khó có thể phát triển theo chiều rộng. Mặt khác, trong những năm tới tỉnh An Giang nói chung và vùng ĐBDT Khmer nói riêng sẽ chịu sự tác động ngày càng tăng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thông qua quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hệ thống dịch vụ các yếu tố đầu vào và đầu ra cho KTH, do đó KTH có điều kiện phát triển theo chiều sâu hơn so với phát triển theo chiều rộng. Vì vậy, cần có sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa hai mô hình cho phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của đồng bào ở từng giai đoạn nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)