Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 34 - 38)

d) Nhóm yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước:

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên trên 353.551 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.

Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia 104km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km; Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ 44,734 km; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km.

Là tỉnh đầu nguồn, An Giang có nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển sản

xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, hoa màu và cá. Tuy nhiên, hàng năm tỉnh đều bị ảnh hưởng về lũ lụt, nhất là những năm lũ lớn đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Địa hình của An Giang vừa có đồng bằng lại vừa có đồi núi, đường biên giới tiếp giáp 2 tỉnh TaKeo và Kandal thuộc Vương quốc Camphuchia. Tỉnh có hai cửa khẩu Quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình.

An Giang là một trong những tỉnh ở khu vực ĐBSCL có nhiều ngọn núi đẹp gắn với những danh thắng và di tích lịch sử văn hoá. Những ai đã từng đến với An Giang chắc hẳn không thể bỏ qua vẻ đẹp của dãy Thất Sơn hùng vĩ. Đó là vùng núi đồi hiếm hoi giữa đồng bằng bao la bát ngát, gắn với những hàng cây thốt lốt và những ngôi làng mang đậm nét chân quê. Thất Sơn nằm trải dài trên hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là vùng đất cao không bị ngập trong mùa nước nổi và có khá đông ĐBDT Khmer sinh sống. Người dân ở đây hằng năm trồng lúa cấy, gọi là ruộng trên, cho ra loại lúa Sóc rất thơm ngon và trở thành đặc sản của vùng Bảy Núi. Chẳng những du khách phương xa đến Tịnh Biên, Tri Tôn để tìm mua loại gạo này mà ngay cả những người sống lân cận giữa đồng lúa phì nhiêu bạt ngàn vẫn thích ăn gạo lúa Sóc của người Khmer. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

An Giang hiện có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, với 154 xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 12 năm 2008, dân tố toàn tỉnh là 2.253.865 người, với trên 460 ngàn hộ, trong đó có gần 75% dân số sống bằng nghề nông.

Người Kinh ở An Giang chiếm khoảng 95%, còn lại là người dân tộc thiểu số Khmer, Chăm, Hoa. Trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 4% dân số. Các dân tộc ở An Giang vốn cùng sinh sống lâu đời, có nền văn hóa phong phú, đa dạng. Qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc luôn có mối quan hệ gần gũi, kề vai sát cánh, đoàn kết một lòng, cùng nhau giữ ấp, giữ làng, bảo vệ quê hương, tổ quốc và tương trợ lẫn nhau.

Trong những năm qua, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, An Giang đã đạt

nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT - XH. “Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn

1996-2006 đạt bình quân 8,26%/năm; riêng giai đoạn 2001-2006 đạt 12,7%/năm, năm 2007 tăng 13,48%, năm 2008 tăng 14,20%. Do phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp,

nên năm 2008 tốc độ tăng trưởng của khu vực nông - lâm- thuỷ sản đạt 8,14%, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 61,74 tạ/ha, đưa tổng sản lượng lương thực của tỉnh lên 3.484.651 tấn. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân trên 01 ha đất canh tác năm 2006 đạt gần 35 triệu đồng/ha, năm 2007 đạt 38,3 triệu đồng/ha [35, tr.4].

Cùng với duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhiều năm liền, cơ cấu KT của tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo báo cáo của Cục thống kê An Giang, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản từ 48,28% năm 1996 xuống còn 37,16% năm 2008; Khu vực dịch vụ tăng từ 39,41% lên 51,39%. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu KT của tỉnh thời gian qua chậm và thiếu vững chắc. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu KT của tỉnh.

Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng KT khá cao, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh liên tục tăng qua các năm. “Năm 2006 (theo giá hiện hành) đạt 9,65 triệu đồng/năm (597 USD/năm), tăng gấp 3 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 12%/năm. Năm 2007 đạt 11,88 triệu đồng/năm (717 USD/năm), nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung cả nước (717/835 USD/người/năm)” [35,tr.16]. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 ước đạt 15,321 triệu đồng.

Cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất, An Giang luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Do đó, đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nghèo, hộ ĐBDT từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, năm 1996 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo tiêu chí cũ) là 10,61%, đến năm 2005 giảm xuống còn 3% (theo tiêu chí mới 13,15%) và đến năm 2008 giảm còn 6,96%.

Từ năm 2005 đến nay, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm mạnh, nhưng ở hai huyện miền núi có đông ĐBDT Khmer sinh sống là Tri Tôn và Tịnh Biên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao: Tri Tôn 22,45%, Tịnh Biên 21,93%. Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Núi Tô (Tri Tôn) 43,25%, kế đến là Văn Giáo (Tịnh Biên) 42,62%.

Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2000, trình độ dân trí của lực lượng lao động nông thôn An Giang còn rất hạn chế: “Tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm 11% (cao hơn mức bình quân vùng ĐBSCL 6,96%, bình quân cả

nước 4,79%), chưa tốt nghiệp cấp I: 42,47%, trình độ cấp II: 41,75%, cấp III: 4,7% (thấp hơn mức bình quân vùng ĐBSCL là 5,6%, bình quân cả nước 7%); Đặc biệt, số lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên chỉ chiếm 5,37%, sơ cấp nghề: 8%; phần lớn số còn lại không có tay nghề” [35, tr.8].

Như vậy, với những điều kiện tự nhiên, KT- XH nêu trên, quá trình phát triển KTH ĐBDT Khmer An Giang vừa có cả thuận lợi lẫn khó khăn. Cụ thể:

- Về thuận lợi:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta hiện nay từ Trung ương đến cơ sở rất quan tâm

đến vấn đề phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho ĐBDT thiểu số, trong đó có ĐBDT Khmer. Với những chủ trương, chính sách đang được triển khai ở vùng ĐBDT, vùng núi, biên giới,v.v…sẽ tạo điều kiện cho bà con ổn định phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Thứ hai, những năm qua KT - XH của tỉnh phát triển khá toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, qua đó tạo điều kiện để hỗ trợ và thúc đẩy KTH ĐBDT Khmer phát triển.

Thứ ba, cảnh quan thiên nhiên của vùng Bảy Núi - nơi đa số bà con sinh sống đã,

đang và sẽ là điểm đến lý tưởng đối với các du khách cả trong và ngoài nước. Điều này mở ra cơ hội cho đồng bào phát triển KT, quảng bá các sản phẩm truyền thống cũng như tham gia các dịch vụ phục vụ du khách.

Thứ tư, An Giang có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia nằm trên trục giao thông thuận lợi nhất nối khu vực ĐBSCL với thủ đô Phnôm-pênh - Campuchia... là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh KT biên giới, do đó đồng bào Khmer có điều kiện phát triển KT, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, mua bán.

- Về khó khăn:

Thứ nhất, địa bàn cư trú của đồng bào Khmer chủ yếu là vùng đồi núi, vùng biên

giới, theo phum, sóc, diện tích đất bình quân mỗi hộ vốn đã thấp, cộng với điều kiện đất đai khô cằn, kết cấu hạ tầng yếu kém…gây khó khăn cho phát triển KT, mở rộng ngành nghề cũng như thu hút đầu tư.

Thứ hai, An Giang về cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp nghèo, trong đó hai huyện miền núi (Tri Tôn, Tịnh Biên) có đông đồng bào Khmer sinh sống lại là huyện nghèo nhất của tỉnh. Cơ cấu KT chủ yếu là thuần nông, hiệu quả thấp. Do đó, KTH của tỉnh nói chung cũng như bà con Khmer nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ.

Thứ ba, hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, y tế, trường học,v.v vùng ĐBDT tuy được quan tâm đầu tư trong những năm qua, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân.

Thứ tư, một bộ phận đồng bào Khmer còn ảnh hưởng bởi nhiều phong tục tập quán

lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tư tưởng an phận,v.v… nên chưa chú trọng khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Có thể nói, những điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh tác động hai mặt đến sự phát triển KTH ĐBDT Khmer. Trong đó, mặt thuận lợi là chủ yếu, còn những khó khăn chỉ là thứ yếu và đang từng bước được khắc phục dần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)