- Huyện Tri Tôn:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG
DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.
Là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Khmer có dân số trên một triệu ba trăm ngàn người, sống tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL. Trải qua những năm kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là trong thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào và sư sãi Khmer đã đoàn kết cùng các dân tộc, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử có tính đặc thù, bước khởi điểm của đồng bào thấp và chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố; trong đó, có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan nên cuộc sống và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Khmer nhìn chung còn thấp so với các dân tộc trên khác. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách đối với ĐBDT thiểu số nói chung và đồng bào Khmer nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc đã chỉ rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước [12, tr.3].
Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có một vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đảng chủ trương thực hiện tốt chiến lược phát triển KT - XH ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, An Giang đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đối với ĐBDT thiểu số nói chung, cũng như đồng bào Khmer nói riêng. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ VIII, 2006 nhấn mạnh: “Chăm lo, phát triển vùng ĐBDT Khmer, Chăm. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để đồng bào sống gắn bó, hòa nhập với cộng đồng, nhận rõ âm mưu xuyên tạc, kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch; nâng cao ý thức tự lực cánh sinh, không trông chờ ỷ lại. Có chương trình phát triển KT - VH - XH đặc biệt cho khu vực này, trên cơ sở huy động nhiều nguồn lực và lồng ghép với các chương trình,
mục tiêu cho phù hợp với mặt bằng KT, dân trí và tập quán sinh hoạt của đồng bào”[15, tr.25].
Nhằm cụ thể hoá những quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer đến năm 2015 đã nêu:
"Tiếp tục quán triệt quan điểm Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành hành Trung ương (khóa IX), Chương trình hành động của Tỉnh Ủy (khóa VII) về công tác dân tộc, xem vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách trong tình hình mới. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng ĐBDT, miền núi, biên giới gắn liền với sự phát triển chung. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với đẩy mạnh phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề - giải quyết việc làm, nâng cao mức sống vùng ĐBDT. Tăng cường các nguồn lực đầu tư gắn với phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ vùng ĐBDT’’ [16, tr.4].
Căn cứ vào những quan điểm, chủ trương của Đảng kết hợp với điều kiện thực tế hiện nay, để phát triển KTH ĐBDT Khmer An Giang theo hướng hiệu quả và bền vững, chúng ta cần có những phương hướng, giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi cả trước mắt cũng như lâu dài.