Những yếu tố sản xuất kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 45 - 55)

d) Nhóm yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước:

2.2.3.Những yếu tố sản xuất kinh doanh chủ yếu

Đất đai là một trong những tài nguyên thiên nhiên cơ bản nhất, quí giá nhất của cư dân đồng bằng, là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp. Là cư dân nông nghiệp, độc canh cây lúa, ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển, vùng cư trú phần lớn bị nhiễm phèn, thiếu nước ngọt, lại do áp lực gia tăng dân số, nhu cầu về ruộng đất của người Khmer rất cao. Đất là nồi cơm của họ, thiếu đất hoặc không đất có nghĩa là thiếu cơm hoặc không có cơm ăn.

Do nhiều nguyên nhân, trước năm 1975 đại đa số gia đình người Khmer Nam bộ nói chung và An Giang nói riêng thiếu đất hoặc không có đất canh tác. Sau năm 1975, với chính sách “người cày có ruộng”, đã thực hiện cuộc điều chỉnh ruộng đất với khẩu hiệu là “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm xẻ áo”, dẫn đến kết quả là hầu hết các gia đình Khmer được “làm chủ” một số ruộng đất nhất định. Nhưng mặt khác, những việc làm trên đây cộng với hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã gây nên xáo trộn lớn về ruộng đất trong vùng ĐBDT Khmer, tạo mầm móng cho những tranh chấp ruộng đất kéo dài nhiều năm sau đó. Đồng thời do sức ép của đời sống, nhất là sự nghèo đói, bất lực trong cạnh tranh của KTTT, do thiếu vốn làm ăn, trình độ canh tác lạc hậu đã dẫn đến tình trạng sang bán, cầm cố ruộng đất trong hộ nông dân Khmer diễn ra khá nhanh.

Theo số liệu điều tra 719 hộ ở 144 ấp của 12 tỉnh ĐBSCL cho thấy: “Quy mô đất đai bình quân là 2,821 ha, trong đó có 2,384 ha đất nông nghiệp, riêng đất trồng cây ngắn ngày có 2,149 ha” [31, tr.135].

Theo kết quả một công trình nghiên cứu gần đây, ở ĐBSCL “Diện tích đất sản xuất vùng đồng bào Khmer bình quân là 0,44 ha/người” [2, tr.1].

Riêng tại An Giang, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân nên bình quân diện tích đất canh tác của ĐBDT có xu hướng giảm. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tính đến năm 2007 riêng hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên: “Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của ĐBDT Khmer hiện đang quản lý sử dụng là 19.333 ha, với tổng số 17.910 hộ, bình quân 1,08 ha/hộ. Trong đó, qua chương trình dân tộc, Nhà nước cấp 2.471 ha với 4.580 hộ” [34, tr.4 ].

Theo kết quả khảo sát 1.716 hộ Khmer ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho thấy, diện tích đất bình quân đạt 1,26 ha/hộ. Nếu xét rộng hơn trên toàn địa bàn huyện, bình quân diện tích trên hộ dân tộc là 0,96 ha, cao hơn diện tích đất canh tác nông nghiệp trên toàn huyện (0,82 ha/hộ) và của tỉnh (0,61 ha/hộ).

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện Tri Tôn, năm 2003 toàn huyện có 8.625 hộ có đất sản xuất, chiếm 85,37%, với diện tích 12.246,66 ha, bình quân 1,42 ha/hộ. Đến năm 2007, tổng diện tích đất canh tác của người dân tộc giảm còn 12.073 ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ dân tộc giảm xuống 1,14 ha/hộ, thấp hơn mức bình quân của huyện (1,56ha /hộ), nhưng cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (0,61 ha/hộ). Riêng tại xã Ô Lâm, nơi có đa số đồng bào dân tộc sinh sống, bình quân diện tích đất canh tác chỉ đạt 0,895 ha/hộ; xã An Tức là 0,98 ha/hộ.

Qua những số liệu trên cho thấy, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ dân tộc cao gấp 1,5 lần bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhưng số hộ không hoặc thiếu đất sản xuất cũng không ít.

Bên cạnh đó, nghiên cứu tình hình đất đai của đồng bào Khmer còn nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm như sau:

Thứ nhất, tình trạng tranh chấp ruộng đất diễn ra khá phức tạp, gay gắt:

Từ đầu năm 2001, ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên phát sinh vấn đề khiếu nại, tranh chấp đất đai giữa bà con dân tộc với nhiều hộ người Kinh. Người Khmer ra đồng bao chiếm đất, giẫm đạp lúa đang sạ của người Kinh được cấp đất khai hoang trước đây không cho họ sản xuất, do đó đã dẫn đến xô sát giữa người Kinh trực canh và người Khmer ra đồng bao chiếm đất.

Đối với người Khmer khiếu nại, với quy mô đi thành từng đoàn 50 - 60 người nhiều lần kéo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng tiếp dân của Trung ương ở Thành phố Hồ Chí Minh tạo áp lực và làm mất an ninh, trật tự, đình trệ sản xuất, gây xáo động trong nhân dân.

Để ổn định tình hình, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, ngày 04/7/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 816/QĐ.TTg, hỗ trợ cho An Giang

150 tỷ đồng trong hai năm 2001-2002 để trợ giúp các hộ nghèo Khmer không đất hoặc thiếu đất sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Mặc dù Chương trình dân tộc của tỉnh bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho nhiều hộ đồng bào, song tình hình tranh chấp đất đai hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Từ cuối năm 2006, tại hai xã Châu Lăng thuộc huyện Tri Tôn và An Hảo thuộc huyện Tịnh Biên phát sinh một số đơn khiếu nại của người dân Khmer đòi lại đất cũ. Năm 2007, tình hình khiếu nại của người dân Khmer phát sinh ngày càng nhiều (tổng cộng có 687 đơn, trong đó huyện Tri Tôn có 246 đơn, huyện Tịnh Biên có 441 đơn); nội dung đơn khiếu nại tập trung vào 3 vấn đề: đòi lại đất cũ của tộc họ; xin được giải quyết các chính sách: cấp đất sản xuất, cấp đất ở, nhà ở; vay vốn sản xuất, vay tiền chuộc đất; giải quyết điện chiếu sáng, nước sinh hoạt và giải quyết việc làm; xin hoàn trả tiền Nhà nước đã đền bù trước đây khi thu hồi đất xây dựng công trình hạ tầng và yêu cầu được giải quyết đền bù theo giá trị đất hiện nay.

Tính chất khiếu nại ngày càng gay gắt, phức tạp, từ khiếu nại riêng lẻ chuyển thành khiếu kiện có tổ chức, đông người kéo thành đoàn đi khiếu nại tại Ủy ban nhân dân tỉnh và Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình khiếu nại của người dân Khmer đã xuất hiện một số đối tượng cầm đầu có liên hệ với các hội nhóm KKF ở Campuchia. Công khai lôi kéo, tổ chức khiếu kiện đông người.

“Thái độ của người khiếu nại thiếu hợp tác với chính quyền; nằm lỳ đeo bám tại trụ sở Uỷ ban nhân xã; phá hoại tài sản, hoa lợi của người trực canh; đập phá ô tô của công an và huyện Ủy. Điển hình như vụ khiếu nại của 27 người dân Khmer ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn khiếu nại đòi đất thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Trong tháng 6/2007 họ tổ chức nằm lỳ, đeo bám 8 ngày đêm tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã An Hảo,v.v…”[18, tr. 2].

Đầu năm 2008, tại huyện Tịnh Biên, một số đối tượng ngụ xã An Hảo đã cầm đầu và tổ chức cho nhiều người dân Khmer kéo ra đồng cắm cây chiếm đất. Họ tổ chức sạ lúa trên diện tích hàng chục ha đất của hộ người kinh trực canh.

Có thể nói, những diễn biến trên không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển KT mà đã ảnh hưởng tới tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng ĐBDT.

Thứ hai, chuyển nhượng, cầm, bán đất đai diễn ra khá phổ biến:

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, số hộ dân tộc nghèo trước đây có đất nhưng đã cầm cố cho hộ khác ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên có xu hướng ngày càng tăng: “Tính đến cuối năm 2008 có 1.156 hộ, với diện tích đất sản xuất đã cầm cố khoảng 578 ha (Tri Tôn có 548 hộ, Tịnh Biên có 608 hộ)” [39, tr.2].

Đối với diện tích đất do Nhà nước cấp theo Chương trình dân tộc, đa số đồng bào rất phấn khởi và nhiều hộ chí thú làm ăn, tập trung đầu tư thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất…nhưng vẫn còn không ít hộ vẫn tiến hành sang bán, cầm cố hoặc cho thuê. Cụ thể: “Trong 900 ha đất sản xuất cấp cho 1.902 hộ dân tộc, đến năm 2007, bán cho hộ khác chiếm 10%, số hộ cầm cố đất chiếm 25%, cho hộ khác thuê 15%, còn lại 50% số hộ, diện tích sử dụng hiệu quả. Tại huyện Tri Tôn, theo báo cáo của xã Châu Lăng, trong tổng số 129 ha đất cấp cho 200 hộ dân tộc, đến nay đã sang nhượng cho hộ khác chiếm tỷ lệ 30%, số hộ cầm cố đất chiếm 60%, còn lại 10% số hộ, diện tích hiện đang sử dụng. Các xã khác tình hình sang nhượng, cầm cố, cho thuê đất chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 30%” [34, tr.8 ].

Mặc dù thời gian qua tỉnh đã có Chỉ thị nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sang nhượng đất đai của các hộ dân tộc thuộc diện đất Nhà nước cấp, nhưng do chính quyền cơ sở thiếu sự quản lý nên nông dân tự thoả thuận với nhau mà không cần thông qua chính quyền. Thực tế có rất nhiều trường hợp trên danh nghĩa giấy tờ họ vẫn là “chủ sở hữu”, nhưng ruộng đất của họ đã được sang nhượng.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do sức ép của sự nghèo đói của cư dân thuần nông, độc canh cây lúa như người Khmer. Khi gia đình có sự cố đòi hỏi phải có tiền, người Khmer chỉ còn dựa vào tài sản duy nhất có giá trị của họ là ruộng đất, nên phải cầm cố, sang nhượng. Vì nghèo, thiếu, phải vay nợ, phải bán lúa non. Cuối cùng vẫn không có lối thoát nếu không sang nhượng tài sản giá trị cuối cùng là ruộng đất.

Thứ ba, hệ quả của tình trạng trên là sự thiếu đất hoặc không đất canh tác của đồng bào dân tộc ngày càng nhiều:

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, số hộ Khmer không hoặc thiếu đất sản xuất ở An Giang như sau: Huyện Thoại Sơn có 262 hộ không đất (chiếm 33,71%), huyện

Châu Thành 206 hộ không đất (chiếm 26,54%), huyện Tịnh Biên 1.304 hộ không đất (chiếm 17,57%) và 398 hộ thiếu đất (chiếm 5,36%), huyện Tri Tôn 2.463 hộ không đất (chiếm 26,23%) và 237 hộ thiếu đất (chiếm 8,77%). Tính bình quân cả tỉnh, số hộ thiếu hoặc không đất sản xuất cần hỗ trợ chiếm hơn 20% trên tổng số hộ (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2:Hộ dân tộc Khmer không đất và thiếu đất sản xuất Huyện Tổng số hộ Khmer Hộ không đất sản xuất Hộ thiếu đất sản xuất Hộ cần hỗ trợ đất sản xuất Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Thoại Sơn 777 262 33,71 157 20,20 Châu Thành 776 206 26,54 124 15,97 Tịnh Biên 7.420 1.304 17,57 398 5,36 1.702 22,93 Tri Tôn 9.388 2.463 26,23 237 8,77 2.700 28,76

Nguồn: UBND tỉnh An Giang, 2008.

Như vậy, đất để làm nông nghiệp thì thiếu, các ngành nghề phi nông nghiệp lại kém phát triển đã tạo ra một đội quân thất nghiệp và bán thất nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng đông.

b)Lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu của Cục thống kê An Giang, lực lượng lao động ĐBDT Khmer chiếm khoảng 56% trên tổng số nhân khẩu, với gần 50.000 người. Về quy mô mỗi hộ trung bình có từ 2 đến 3 lao động. Đặc biệt, trong tổng số 15.071 lao động nghèo đã có 10.940 lao động ( 72,60% ) thiếu việc làm ổn định, do không tay nghề hoặc tay nghề yếu nên chủ yếu đi làm thuê, mướn trong nông nghiệp theo thời vụ.

Số hộ Khmer sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 10,46%, còn lại 89,54% sống ở nông thôn. Tương tự, số nhân khẩu ở thành thị chiếm 11,9%, còn lại 88,1% sống ở nông thôn.

Về cơ cấu lao động, do hoạt động KT chính của bà con dân tộc là làm nông nghiệp nên đại bộ phận lao động tập trung ở khu vực này, còn lại là lao động bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể. Nhìn chung, cơ cấu lao động người Khmer những năm qua bắt đầu có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả thấp. Ở những nơi có điều kiện về giao thông, gần đô thị hoặc các làng nghề truyền thống, sự thay đổi cơ cấu lao động diễn ra nhanh hơn, lao động làm nghề buôn bán, lao động tiểu thủ công nghiệp và lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, việc sử dụng lao động tốt hơn và thu nhập của dân cư cũng cao hơn.

Hiện nay, lực lượng lao động Khmer nhìn chung khá đông đảo, cần cù, chịu thương chịu khó nhưng chất lượng thấp. Lao động trong nông nghiệp chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề. Theo báo cáo của huyện Tri Tôn: “Năm 2003 số người Khmer không biết chữ chiếm 44,14%.; Cấp I chiếm 31,84%, Cấp II chiếm 9,59%; Cấp III chiếm 2,11%; Cao đẳng, Đại học chiếm 0,16% (71 người). Số người biết đọc, biết viết chữ dân tộc chỉ chiếm 11,37%, trong khi số người không biết đọc, biết viết chữ dân tộc chiếm 76,78% (33.700 người). Tập trung nhiều nhất ở xã Ô Lâm với 7.434 người, chiếm 91,55%” [41, tr 3].

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trình độ của lực lượng lao động Khmer đã được cải thiện đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu: “Số hộ dân tộc không biết đọc, viết (tiếng dân tộc) chiếm tỷ lệ 25,47% (nhưng thực chất con số này trên 30%), trình độ Cấp I là 50,94%, Cấp II là 20,75%, Cấp III là 2,83%, số có trình độ trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ rất thấp” [34, tr.3].

Qua tiến hành khảo sát thực tế đối với 361 hộ ở các xã có đông ĐBDT Khmer sinh sống của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên cho thấy, trình độ của chủ hộ dân tộc hiện còn rất hạn chế. Những người chưa đi học chiếm 57%, Cấp I chiếm 29,6%, Cấp II chiếm 11,4%, Cấp III chiếm 1,93%. Trong số 361 hộ chỉ có 01 chủ hộ được đào tạo qua trung cấp nghề.

Bảng 2.3:Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ hiện nay ĐVT: Số lượng: Người; Tỷ lệ: % Tên xã khảo sát Số hộ khảo sát

Chưa đi học Cấp I Cấp II Cấp III Số lượn g Tỷ lệ Số lượn g Tỷ lệ Số lượn g Tỷ lệ Số lượn g Tỷ lệ Ô Lâm 74 46 62,2 12 16,2 15 20,3 1 1,3 An Tức 60 15 25 34 56,7 9 15 2 3,33 Vĩnh Trung 108 61 56,5 37 34,2 7 6,5 3 2,77 An Cư 119 84 70,6 24 20,2 10 8,4 1 0,8 Tổng 361 206 57 107 29,6 41 11,4 7 1,93

Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở, 2009.

Bên cạnh trường hợp chủ hộ, kết quả khảo sát cũng cho thấy, trình độ học vấn cũng như chuyên môn của lực lượng lao động Khmer cũng hết sức hạn chế. Số người chưa đi học chiếm tới 30,2%, học Cấp I chiếm 34,1%, Cấp II 23,7% và Cấp III chỉ có 7,3% (Xem bảng 2.4 ).

Bảng 2.4:Trình độ học vấn lực lượng lao động Khmer hiện nay

ĐVT: Số lượng: Người; Tỷ lệ: %. Tên xã khảo sát Số lao động

Chưa đi học Cấp I Cấp II Cấp III Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Ô Lâm 183 43 23,5 67 36,6 61 33,3 12 6,5 An Tức 150 47 31,3 51 34 40 26,6 12 8 Vĩnh Trung 324 76 23,5 112 34,6 98 30,2 38 11,7 An Cư 295 122 41,3 95 32,2 70 23,7 8 2,7 Tổng 952 288 30,2 325 34,1 269 28,2 70 7,3

Hiện nay, cùng với trình độ thấp, việc sử dụng quỹ thời gian lao động của hộ cơ bản chưa hiệu quả. Ngoài công việc đồng áng theo thời vụ, thì thời gian nông nhàn vẫn còn nhiều. Trong đó chỉ có một số bà con, đặc biệt là phụ nữ tranh thủ làm thêm nương rẫy, chăn nuôi hoặc làm thuê cho người khác, số còn lại thì ở không, thậm chí chè chén, cờ bạc.

c) Nguồn vốn sản xuất kinh doanh:

Vốn là một trong những yếu tố căn bản và quyết định của SX - KD. Trong nông nghiệp và nông thôn cũng vậy, nếu không có vốn thì khó có thể tiến hành sản xuất, phát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 45 - 55)