- Huyện Tri Tôn:
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER AN GIANG THỜI GIAN QUA
DÂN TỘC KHMER AN GIANG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân
a) Thành tựu:
Thứ nhất, chuyển từ tình trạng tự cấp, tự túc lên kinh tế hàng hoá:
Cũng như những dân tộc khác trong tỉnh, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ Khmer được xác định là đơn vị KT tự chủ. Trong các phum sóc bà con đã biết tận dụng tiềm năng đất đai, lao động tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gia đình và xã hội.
Từ năm 2000 đến nay, dưới tác động tích cực của những chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; mà chủ yếu và trực tiếp nhất là những chủ trương, chính sách trong phát triển KT- XH vùng ĐBDT, bước đầu đã tạo nên một sự thay đổi về chất đối với các hoạt động SX - KD của bà con dân tộc. Từ sản xuất chủ yếu để ăn, dần dần bà con chuyển sang sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bước chuyển đổi KTH Khmer từ tình trạng tự cấp, tự túc sang SXHH là phù hợp với xu hướng phát triển chung của lịch sử. Mặc dù sự thay đổi này chỉ giai đoạn đầu, nhưng nó góp phần quan trọng tạo chuyển biến đối với phát triển nền nông nghiệp SXHH vùng dân tộc.
Thứ hai, cơ cấu sản xuất, ngành nghề ngày càng tiến bộ:
Nếu như trước đây, bà con dân tộc chủ yếu chỉ biết làm lúa một vụ, làm nương rẫy, chăn nuôi quy mô nhỏ thì hiện nay khi tìm đến vùng ĐBDT, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chuyển biến khá rõ về ngành nghề, lĩnh vực SX - KD của bà con. Vẫn trên nền tảng cây lúa là chủ yếu, nhưng tuỳ theo đặc thù từng địa phương, bà con đã biết thực hiện những mô hình thâm canh, tăng vụ; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu
thị trường; Chú trọng khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, từng bước tiếp cận và phát triển các loại hình thương mại dịch vụ tại địa phương. Mặc dù sự chuyển biến thời gian qua còn chậm và hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, năng lực kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer được tăng cường:
Trước hết, đối với bản thân chủ hộ cũng như các thành viên khác, qua thực tiễn SX - KD đã góp phần tô luyện cho họ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để thích nghi ngày càng tốt hơn trong KTTT. Vì vậy, ở vùng ĐBDT Khmer hiện nay đã bắt đầu xuất hiện nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Như một xu thế tất yếu trong KTTT, quá trình phát triển KTH đồng bào Khmer khó tránh khỏi sự phân hoá. Vì vậy, cùng với một bộ phận bà con không đất hoặc thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn,v.v..thì một bộ phận khác đang ngày càng tích luỹ nhiều vốn, đất đai, kinh nghiệm,v.v..Đối với những hộ này, năng lực sản xuất được nâng lên đáng kể.
Thứ tư, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và mức sống của đại đa số bà con vùng dân tộc:
Sự phát triển KTH ĐBDT Khmer của tỉnh thời gian qua không những làm gia tăng năng lực KT của hộ, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn. Thu nhập và mức sống của đại đa số đồng bào Khmer đã được cải thiện đáng kể. Hiện tỉnh không còn hộ thiếu đói thường xuyên, số hộ đủ ăn và khá giả ngày càng nhiều. Mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần của bà con được đảm bảo. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBDT có sự chuyển biến tích cực.
Có thể nói, sự phát triển KTH đồng bào Khmer thời gian qua đã góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống KT- XH vùng ĐBDT, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất mới; giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, tạo cơ sở vững chắc chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Đạt được những thành tựu bước đầu nêu trên do nhiều nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer đã và đang đi vào cuộc sống:
Với tinh thần “Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ” chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ngày càng được cụ thể hóa và hoàn thiện dần qua các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác dân tộc và tôn giáo ở vùng ĐBDT Khmer. Nhìn chung, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với ĐBDT thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer đã và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ, góp phần tạo ra những tiền đề và điều kiện hết sức thuận lợi về đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật… giúp bà con phát triển KT, nâng cao đời sống. Trong đó có những chủ trương, chính sách tiêu biểu như:
+ Chỉ thị 68 ngày 18/4/1991 của Ban chấp hành TW Đảng về công tác vùng ĐBDT Khmer.
+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
+ Quyết định số 816/TTg ngày 4/7/2001 hỗ trợ cho An Giang 150 tỷ đồng trong 2 năm 2001-2002 để trợ giúp các hộ nghèo Khmer không đất hoặc thiếu đất sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ ĐBDT thiểu số nghèo đời sống khó khăn.
+ Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ cho vay vốn phát triên sản xuất đối với hộ ĐBDT thiểu số đặc biệt khó khăn.
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng ĐBDT, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.
+ Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ ĐBDT thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2010.
+ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
+ Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 23/10/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về Phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
+ Đề án số 25/ĐA-UBND ngày 08/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho ĐBDT thiểu số nghèo, đời sống khó khăn giai đoạn 2008-2010.
Việc tổ chức thực hiện tốt những chủ trương, chính sách nêu trên đã góp phần đánh thức tiềm năng, khơi dậy và phát huy sức sản xuất trong vùng ĐBDT. Do đó, KTH có điều kiện phát triển tốt hơn.
Thứ hai, chính sách đối với Phật giáo Nam tông của Đảng góp phần tích cực vào
việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống vùng dân tộc:
Hầu hết đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng đều theo Phật giáo Nam tông. Do vậy, chính sách tôn giáo của Đảng, trong đó có Phật giáo Nam tông đã góp phần phát huy tốt những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thời gian qua, ở vùng ĐBDT Hội đoàn kết sư sãi yêu nước hoạt động đúng điều lệ,
tôn chỉ, mục đích, thực hiện phương châm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Hội
và các chức sắc trong Phật giáo Nam tông Khmer không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động sư sãi và đồng bào phật tử thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia tốt phong trào cách mạng tại địa phương, nhất là đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao dân trí. Vì vậy, góp phần tích cực vào việc
xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo và dân tộc. Tạo điều kiện cho bà con an tâm và đẩy mạnh các hoạt động SX - KD.
Thứ ba, tình hình kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer những năm qua có sự chuyển biến tích cực:
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình KT - XH của tỉnh luôn có sự chuyển biến tích cực. Tuy điểm xuất phát là một tỉnh nông nghiệp nghèo, nhưng với ý chí và nghị lực của những con người An Giang cần cù, dám nghĩ, dám làm đã tạo ra những mô hình mới, cách làm hay giúp bà con phát triển sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Thành tựu đó không chỉ tạo điều kiện vật chất để tỉnh chăm lo tốt hơn cho đồng bào Khmer, mà còn tác động sâu sắc đến nhận thức, tư tưởng và hành động của bà con trước môi trường phát triển khá năng động, hiệu quả như An Giang.
Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ngày càng được đầu tư phát triển:
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và địa phương, kết hợp với huy động sức dân, nhiều công trình kết cấu hạ tầng về thủy lợi, giao thông, điện được đầu tư xây dựng. Công tác chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí trong vùng ĐBDT được thực hiện khá tốt. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét bộ mặt nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là sản xuất và đời sống của đồng bào Khmer.
Thứ năm, sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa người Khmer với các dân tộc khác trong tỉnh:
Cũng như các dân tộc khác ở ĐBSCL, người Khmer có một nền văn hoá truyền thống dựa trên cơ sở nền nông nghiệp trồng lúa nước. Do đặc điểm thiên nhiên vùng Bảy núi và tình trạng cư trú hổn hợp, xen kẽ, đòi hỏi các cư dân Kinh, Khmer, Chăm, Hoa phải tích luỹ những tri thức và kinh nghiệm với khát vọng cao nhất là chinh phục thiên nhiên và nâng cao đời sống. Chính khát vọng đó, đã làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Quá trình giao lưu này không chỉ diễn ra trên lĩnh vực KT mà còn trên các lĩnh vực VH, XH.
Có thể nói nhân tố quan trọng bậc nhất, tác động đến sự phát triển KTH đồng bào Khmer ở An Giang thời gian qua là sự giao lưu, hoà hợp với người Kinh. Quan hệ giao lưu, hoà hợp này không chỉ vì người Kinh có dân số đông hơn, có trình độ phát triển KT - XH cao hơn, mà trước hết là sự hòa hợp giữa những người cùng chung sức khai thác thiên nhiên, biến những vùng đất hoang vu, khô cằn thành vùng đồng bằng trù phú. Trong lao động sản xuất, đã nảy sinh mối quan hệ trao đổi trong việc tìm ra những giống lúa tốt, những công cụ lao động và kinh nghiệm canh tác phù hợp với điều kiện thiên nhiên.
Thứ sáu, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể trong
tỉnh, nhất là ở cơ sở:
Có thể nói chưa bào giờ bà con dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer lại được sự quan tâm đặc biệt như hiện nay. Tất cả những vấn đề về phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo… của bà con dân tộc đều được các ngành, các cấp đặt ra một cách nghiêm túc. Sự cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi đồng bào Khmer cư trú, đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương bằng các Nghị quyết và chương trình hành động thiết thực. Từ tỉnh cho đến huyện, đặc biệt là các xã, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống đều xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể để phát triển KT - XH, nâng cao thu nhập và mức sống cho đồng bào, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Chính sự cố gắng lâu dài, bền bỉ của các ngành các cấp đã tác động sâu sắc đến tình cảm, ý thức trách nhiệm của đồng bào. Giúp bà con từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Thứ bảy, ý chí và nổ lực tự vươn lên của người dân:
Tất cả những nguyên nhân trên suy cho cùng chỉ đóng vai trò thứ yếu, góp phần đánh thức tiềm năng, mở đường, dẫn dắt KTH. Song, nhân tố quyết định lại chính là sự nổ lực vươn lên của bản thân mỗi hộ.
Bầu không khí dân chủ và những thành tựu của công cuộc đổi mới đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo của ĐBDT Khmer, nhưng chính họ mới là những người làm nên những thành tựu quan trọng, có tính chất bước ngoặt.
Từ ý thức vươn lên trong cuộc sống, cộng với truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, không chịu khuất phục trước nghịch cảnh, một bộ phận bà con đã nêu tinh thần tự lực tự cường, chủ động khắc phục những khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước để phát triển KT. Tuy số hộ này còn khiêm tốn nhưng được xem như ngọn đuốc soi đường để các hộ khác học tập noi theo.
Có thể nói, chính sự kết hợp hài hoà, hiệu quả giữa yếu tố nội sinh với sự trợ lực, giúp sức của Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng đã góp phần làm thay đổi đời sống KT của đồng bào Khmer.