TỘC KHMER AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 78 - 81)

- Huyện Tri Tôn:

TỘC KHMER AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009

Thực tế phát triển KTH nói chung và KTH đồng bào Khmer nói riêng cho thấy: các hộ dựa chủ yếu vào đất đai để sinh sống, nên đất đai là tài sản quan trọng hàng đầu của nông dân. Do đó, một chính sách ruộng đất đúng đắn có tác dụng to lớn đối với sự phát triển KTH; ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển, dẫn đến sự phân hoá giàu, nghèo ở nông thôn.

Để giải quyết tốt vấn đề ruộng đất đối vối đồng bào Khmer, cần quan tâm một số vấn đề cấp bách như sau:

a) Giải quyết kịp thời, hiệu quả, đúng luật các tranh chấp đất đai:

Kiên quyết giữ vững sự ổn định về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc. Trong nội bộ, tỉnh cần nghiêm cấm cán bộ, công nhân viên chức không được mua và nhận cầm cố ruộng đất của những hộ nghèo dân tộc Khmer ở địa phương, đặc biệt là đất do Nhà nước hỗ trợ. Đối với bên ngoài chủ yếu là động viên, giáo dục thuyết phục để họ không mua ruộng đất của người Khmer nghèo, xem đây cũng như nghĩa cử giúp các hộ nghèo trong lúc khó khăn. Đồng thời, không cho phép cán bộ, nhân dân người Kinh mua đất của người Khmer ở khu vực mặt tiền dọc theo các trục tỉnh lộ, quốc lộ để lập vườn, trang trại (trừ những cơ sở, doanh nghiệp cần có mặt bằng để sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, trong đó có đồng bào Khmer).

Kiên quyết không để phát sinh tình trạng bao chiếm đất đai lẫn nhau trong nội bộ người Khmer, giữa người Khmer với người Kinh. Nếu có phát sinh thì kịp thời giải quyết bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục là chính. Đồng thời, không loại trừ sử dụng các biện pháp hành chính khi cần thiết.

Trường hợp các đơn thư khiếu nại về đất đai của bà con thì phải giải quyết đúng theo Luật đất đai, không nên vận dụng chính sách như thời gian qua. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý người không có trách nhiệm nhưng đứng ra tổ chức, lôi kéo khiếu kiện để trục lợi, gây rối cho công tác quản lý Nhà nước.

Uỷ ban nhân dân tỉnh và chính quyền hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên khẩn trương thành lập các tổ công tác, tổ chức nắm thông tin và đối thoại với người khiếu nại. Tiến hành phân loại làm rõ nội dung, tính chất của từng vụ việc, tìm ra chứng cứ xác thực để giải quyết dứt điểm, không để khiếu kiện lây lan phát sinh trở thành “điểm nóng về vấn

đề dân tộc”. Đồng thời các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nhanh chóng đưa ra xét xử công khai, đúng luật những hành vi gây rối, manh động, bao chiếm đất đai, đặc biệt là những kẻ chủ mưu cầm đầu có yếu tố nước ngoài.

b) Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất đối với đồng bào dân tộc trên cơ sở đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người dân:

Do sản xuất phát triển không đều giữa các nông hộ, một số hộ có kiến thức, gặp thuận lợi trong SX - KD sẽ làm ăn phát đạt và trở nên khá hơn. Họ có vốn và có kiến thức và sự hiểu biết hơn sẽ tìm cách thuê ruộng đất, chuyển nhượng thêm ruộng đất để tăng quy mô canh tác. Đối với loại hộ này quy mô dưới 1 ha là quá nhỏ. Giao quyền sử dụng đất cho họ sẽ đảm bảo được việc sử dụng đất hiệu quả hơn, sản phẩm hàng hóa làm ra nhiều hơn. Xét về mặt KT thì những hộ này sử dụng ruộng đất có hiệu quả nhất.

Mặt khác, một bộ phận hộ nông dân do nhiều nguyên nhân họ muốn chuyển nhượng hoặc buộc phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chuyển sang các ngành nghề khác.

Thực tế hiện nay, quá trình tích tụ ruộng đất của bà con dân tộc diễn ra còn chậm, quy mô canh tác của nông hộ hiện còn quá nhỏ bé, manh mún. Vấn đề là ở chỗ tích tụ ruộng đất dẫn đến tình trạng nông dân không đất hoặc thiếu đất sản xuất. Những hộ này có thể thích nghi với những ngành nghề mới, thu nhập có thể khá hơn; hoặc nếu không thích nghi thì sẽ dẫn đến nghèo đói. Nhưng nếu không để quá trình tích tụ ruộng đất xảy ra thì sản xuất nông nghiệp trong vùng ĐBDT không thể phát triển được, năng suất lao động sẽ tăng chậm, gây lãng phí sức lao động, tiền vốn của những người kinh doanh giỏi do họ không biết phải đầu tư vào đâu. Những hộ sản xuất kém hiệu quả không nên giữ ruộng đất vì thu nhập sẽ rất thấp và không thể thoát khỏi đói nghèo. Vấn đề quan trọng không phải có sở hữu đất đai hay không, chủ yếu là có thu nhập ổn định. Nếu chuyển quyền sử dụng đất mà thu nhập vẫn có thể tăng lên, nghề nghiệp ổn định hơn thì đó là dấu hiệu tích cực và cần được khuyến khích.

c) Từng bước khắc phục tình trạng không hoặc thiếu đất sản xuất:

Thực tế cho thấy, thiếu đất, không đất sản xuất là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nghèo đói trong cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL nói chung cũng như ở An Giang nói riêng. Do vậy, để giúp bà con ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo cần

quan tâm giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất trên cơ sở khả năng nguồn lực của tỉnh

lồng ghép với triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ. Cụ

thể:

* Xây dựng phương án tạo quỹ đất ở, đất sản xuất để thực hiện chính sách hỗ trợ

cho hộ nghèo:

- Về đất ở:

+ Ưu tiên hỗ trợ giải quyết đất ở cho ĐBDT thiểu số nghèo để ổn định cuộc sống.

+ Vận động hộ dân tộc nghèo ở phân tán di dời về ở phum, sóc tập trung theo quy hoạch hoặc vào các cụm tuyến dân cư hiện có.

+ Nếu không còn nền để giao, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã có, chính quyền địa phương tạo quỹ đất xây dựng cụm, tuyến dân cư phù hợp với phong tục tập quán, sinh sống của đồng bào để bố trí nền nhà ở tại chỗ cho các hộ. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí trực tiếp cho đơn vị được giao tạo quỹ đất và cấp đất trực tiếp cho các hộ. Phần chi phí tạo quỹ đất ở cho một hộ nếu cao hơn so với định mức hỗ trợ cho hộ nghèo theo quy định tại quyết định số 74/QĐ-TTg thì Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay phần chênh lệch theo chương trình cho vay mua nền nhà trả chậm ở cụm tuyến dân cư.

+ Nếu không tạo được quỹ đất ở, UBND xã vận động dân tự chuyển nhượng đất trong cộng đồng dân cư và thay các hộ thanh toán tiền cho người chuyển nhượng quyền sử dụng đất .

+ Đối với hộ được cấp đất ở, cần ưu tiên hỗ trợ nhà ở theo quyết định số 134/2004/QĐ TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu nguồn vốn hỗ trợ nhà ở không còn thì vận động nguồn lực xã hội để cất nhà, đảm bảo hộ nghèo có được đất ở và nhà ở ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay pot (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)