d) Nhóm yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước:
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
KHMER TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
2.2.1. Số lượng, đặc điểm chung của hộ
An Giang có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, có nền văn hoá phong phú, đa dạng. Trong đó, ĐBDT Khmer hiện có 19.373 hộ, với 86.592 người, chiếm 75,54% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số, chiếm gần khoảng 4% dân số toàn tỉnh và 8,24% trong tổng số đồng bào Khmer ở ĐBSCL. Hầu hết đồng bào đều theo phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào Khmer các tỉnh ĐBSCL và ở Campuchia.
Đặc điểm ĐBDT Khmer tỉnh An Giang là hơn 90% sống tập trung ở vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1:Tình hình cư trú của đồng bào Khmer An Giang STT Huyện Dân số (Người) Trong đó: Khmer
Nhân khẩu (Người) Tỷ lệ (%) 1 Châu Phú 250.364 633 0,25 2 Tịnh Biên 122.338 33.477 27,36 3 Tri Tôn 124.901 46.035 36,86 4 Châu Thành 177.070 3.024 1,71 5 Thoại Sơn 191.535 3.423 1,79
Nguồn: Thống kê của Ban dân tộc tỉnh An Giang, tháng 5/2008.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ cứu nước, khu vực Bảy Núi là căn cứ địa cách mạng, bản thân ĐBDT Khmer cũng đóng góp nhiều công sức và tiền của cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1976 - 1979), đồng bào Khmer trong khu vực này được di chuyển về tuyến sau ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng; còn một bộ phận bị Pônpốt lùa sang Campuchia. Do vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, nơi đây bị tàn phá nặng nề, đồng bào quay về quê cũ, nhưng đất đai bị xáo trộn, cuộc sống khó khăn. Mặt khác, đây là khu vực biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ thuận lợi cho các thế lực thù địch bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam, nhất là lực lượng Khmer CPC Krom (KKF) dễ dàng tiếp cận vào cộng đồng người dân Khmer trong khu vực.
Đồng bào Khmer ở ĐBSCL nói chung cũng như ở An Giang nói riêng đa số là những cư dân nông nghiệp. Nghề nông là hoạt động KT chủ yếu, chiếm vai trò quan trọng, chi phối toàn bộ đời sống KT - XH, văn hoá của người Khmer. Song, sản xuất của đồng bào Khmer còn mang tính chất tiểu nông, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mặt khác, do ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo, đa phần người dân Khmer thích một cuộc sống an lành, không đua chen để làm giàu lớn. Họ thích thảnh thơi, an nhàn hơn so với các dân tộc khác. Công việc làm ăn đều trông chờ ở số phận. Họ tin rằng có phận, có phước mới làm giàu được, vì thế họ ít chịu tìm hiểu làm thế nào để nâng cao
năng suất, thu hoạch có kết quả nhiều như người Kinh, người Hoa. Hầu hết họ thiên về đời sống tinh thần hơn vật chất, họ tin ở kiếp sau, kiếp này chỉ là sống tạm.
Với đồng bào Khmer, từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, rồi đến khi chết… tất cả những biến cố ấy hầu như đều đi kèm với nhiều lễ thức và tập tục, tuy hiện nay đã giảm đáng kể. Đáng chú ý nhất là tục đi tu của người con trai Khmer vẫn được duy trì một cách nghiêm túc với quan niệm sau thời gian tu hành, khi hoàn tục sẽ là người có đức hạnh, có giáo dục và là một tiêu chuẩn để lấy vợ. Do đó, cha mẹ phải có trách nhiệm khuyên răn con mình vào chùa tu một thời gian. Hay trong quan niệm hôn nhân, đôi trai gái không được cưới xin tử tế theo đúng nghi thức cổ truyền thì gia đình đó sẽ bị xã hội xem thường. Vì thế, đám cưới của người Khmer diễn ra với nhiều nghi lễ phức tạp, tốn kém, ảnh hưởng đến KT gia đình.
Trong tư tưởng của đồng bào Khmer, ngôi chùa mang một tình cảm rất sâu sắc. Một người Khmer khi sinh ra, lớn lên rồi về già cho đến lúc chết mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng đồng dân cư cũng như từng cá nhân trong phum, sóc. Việc đóng góp công sức, tiền của xây dựng chùa là việc làm công đức, là con đường chắc chắn đưa tới sự giải thoát. Vì vậy, người Khmer sẵn sàng đóng góp tiền của, công sức để xây dựng chùa khang trang, lộng lẫy, trong khi họ chấp nhận sống nghèo túng trong những căn nhà lụp sụp, túng thiếu.
Những người sư sãi và trí thức Khmer có vị trí đặc biệt trong quan hệ xã hội, ảnh hưởng mạnh và chi phối sâu sắc đến đời sống KT - XH của đồng bào Khmer. Mặc dù những người này không trực tiếp quản lý, nhưng những ý kiến của họ có ý nghĩa quan trọng đến việc điều hành những hoạt động của phum, sóc. Một số đông các vị Acha, Maha, Krou là những người có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, biết dự đoán về thời tiết, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi… Chính vì vậy, những người này gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và họ được nhân dân Khmer rất kính trọng, yêu mến.
2.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
Đồng bào Khmer ở ĐBSCL là trên 90% dân số sống ở nông thôn, cư trú thành những cụm dân cư gọi là Phum, Sóc tương đối biệt lập với cộng đồng các dân tộc khác, cũng có một bộ phận đồng bào sống xen kẽ với người Kinh, còn một số hộ sinh sống rải
rác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và ở ven các kênh rạch. Theo một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy: “Nghề nghiệp chính của bà con là trồng lúa khoảng 53,54%, trồng trọt hoa màu chiếm 9,16%, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản khoảng 18,32%, buôn bán 2,5% và một bộ phận đồng bào đi làm thuê, làm mướn, chiếm khoảng 16,45% dân số dân tộc Khmer”[2, tr.1].
Ở An Giang, tuy ngành nghề SX - KD của đồng bào Khmer ngày càng được mở rộng, phát triển; Song, hộ làm nghề nông vẫn chiếm đa số, các hộ khác số lượng còn ít, qui mô nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
a) Hộ làm nghề nông:
Cũng như đồng bào Khmer ở các tỉnh, thành khác trong khu vực, hơn 90% bà con Khmer chuyên sống bằng việc sản xuất lúa gạo và gần như đa số diện tích đất đai của bà con Khmer dành cho việc trồng lúa và hoa màu. Hằng năm, bà con Khmer có thể gieo trồng từ một đến nhiều vụ lúa và các loại hoa màu. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu cho đời sống con người, cho chăn nuôi và trao đổi hàng hóa của đồng bào Khmer ở ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.
Trải qua thời gian dài định cư và khai phá vùng đất Bảy Núi, đồng bào Khmer đã tạo cho mình một truyền thống sản xuất nông nghiệp. Đó là kỹ thuật gieo trồng lúa nước và các cây lương thực, hoa màu. Bên cạnh đó, qua quá trình chung sống với người Việt, người Khmer đã tiếp thu thêm một số kinh nghiệm gieo trồng lúa của nông dân Việt, làm phong phú thêm vốn truyền thống sản xuất nông nghiệp của mình.
Trong những năm gần đây, các điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống cho bà con dân tộc đã được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương và địa phương. Hệ thống thủy lợi vùng cao được đầu tư xây dựng, hàng chục trạm bơm phục vụ cho canh tác nông nghiệp đang hoạt động, cung cấp nước tưới trong mùa khô, góp phần giúp bà con chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Hiện nay, đối với những vùng đất có điều kiện thuận lợi về tưới tiêu, bà con tiến hành sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc 2 vụ lúa và 1 vụ màu, còn đối với ruộng trên (đất dốc, ven núi) bà con chỉ sản xuất được một vụ lúa trong năm với kỹ thuật canh tác truyền thống dựa vào thiên nhiên. Tuy nhiên, loại lúa một vụ này lại trở thành sản phẩm đặc sản nổi tiếng trong vùng và cả nước, vì việc sản xuất hoàn toàn theo
cách truyền thống, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, hạt gạo lại trắng và rất thơm ngon, mang đậm hương vị vùng đất Bảy Núi.
Bên cạnh cây lúa đóng vai trò nền tảng, trong những năm qua bà con đã chủ động kết hợp trồng lúa với các loại rau, màu hoặc chuyên trồng màu đối với những vùng đất cao, không nước tưới. Một số loại cây trồng đã được triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực, được bà con đồng tình ủng hộ như: Đậu phộng, mè đen, cây thuốc lá, khoai lang,v.v..
Ngoài ra, do đặc thù vùng đất gò cao, ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên còn có diện tích vườn đồi, vườn rừng với 18.183 ha, tỉnh đã giao khoán cho 14.251 hộ dân, trong đó có 5.300 hộ dân tộc Khmer, bình quân khoảng 0,5ha/hộ. Tuy nhiên, hiệu quả KT rất thấp, mỗi năm thu nhập chỉ từ một đến hai triệu đồng/hộ/năm. Vì vậy, từ năm 2003, huyện Tri Tôn và Công ty Thương nghiệp hữu hạn Nông Gia II (chuyên mua bán và chế biến hạt điều), đã đề xuất chương trình “Khôi phục cây điều Bảy Núi” và tổ chức gieo ươm, tháp ghép giống điều mới để cấp phát cho đồng bào Khmer và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc. Trong số 200 ha cây điều trồng đợt đầu tiên cho năng suất từ 2,5 đến 3 tấn/ha, tăng gấp 3 lần so với giống điều bản địa và giá bán hiện tại 7.500đ/kg.
Đặc biệt, ở ĐBSCL, cây “thốt lốt” gắn chặt với đời sống người Khmer như cây dừa với người Kinh. Thốt lốt vừa là biểu tượng của dân tộc Khmer, vừa là nguồn lợi KT đáng kể. Từ cây thốt lốt, bà con Khmer đã tạo ra các sản phẩm rất nổi tiếng, mang lại thu nhập khá cao cho gia đình. Hiện nay sản phẩm “đường thốt lốt Bảy Núi” đã được tỉnh An Giang xây dựng thành thương hiệu đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp và có mặt ở các khu du lịch, các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm tiêu thụ rất mạnh trong lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Không dừng ở nội địa sản phẩm còn được xuất khẩu trên thị trường thế giới. Nhờ đó góp phần giải quyết việc làm cho hơn một ngàn lao động ở địa phương.
Cùng với trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà con Khmer từ năm 2000 đến nay có sự chuyển biến đáng kể. Đồng bào Khmer có tập quán chăn nuôi trâu, bò từ lâu đời. Hiện ở An Giang có khoảng 50% hộ chăn nuôi, song chỉ dừng lại ở quy mô
nhỏ, lẻ, mang tính chất phụ gia đình là chính, chưa có điều kiện phát triển lên qui mô lớn, hiện đại.
Những năm qua, để tạo điều kiện cho bà con phát triển chăn nuôi, cải thiện cuộc sống, từ Trung ương đến cơ sở đã triển khai nhiều chương trình, dự án với nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ bà con nhưng hiệu quả lại thấp. Bên cạnh một số hộ biết tận dụng thời cơ, chí thú làm ăn, thì cũng còn một bộ phận đồng bào trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, sau khi nhận con giống hoặc tiền vay chăn nuôi đã không sử dụng đúng mục đích, không phát huy hiệu quả. Thậm chí họ dễ dàng bán bò, trâu đi hoặc giết thịt để dùng vào việc trả nợ, cưới hỏi, ma chay hay tiêu xài khác…Thực tế này có nhiều nguyên nhân trong đó trước hết phải kể đến sự buông lỏng quản lý, giám sát của chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở.
b) Hộ tiểu thủ công nghiệp:
Ngoài ngành chính là sản xuất nông nghiệp, đồng bào Khmer An Giang còn có một số hoạt động KT khác. Tuỳ từng nơi, từng thời điểm mà các hoạt động như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, được bà con Khmer tranh thủ làm thêm, vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi, vừa tạo thêm thu nhập.
Hiện tại, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của bà con thu hút khá đông hộ tham gia như: đan đệm bàng (Ba Chúc, Châu Lăng, Lê Trì, Lạc Qưới, Vĩnh Gia, Núi Tô, Cô Tô, TT Tri Tôn - huyện Tri Tôn), se nhang (Ba Chúc, Núi Tô - huyện Tri Tôn), sản xuất đường thốt lốt (Lương Phi, Núi Tô, Châu Lăng - huyện Tri Tôn), sản phẩm đất nung (Châu Lăng - huyện Tri Tôn), dệt thổ cẩm (Ô Lâm - huyện Tri Tôn, Văn Giáo - huyện Tịnh Biên); làng nghề đường thốt lốt (Vĩnh Trung, An Cư, Nhơn Hưng, An Phú, An Hảo, Nhà Bàng - huyện Tịnh Biên). Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến các làng nghề như dệt thổ cẩm, gốm, làm đường thốt lốt.
Người phụ nữ Khmer rất khéo tay trong việc thiết kế trang phục. Họ dệt những chiếc xà rông thật tinh xảo với những hoa văn, họa tiết thật duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ. Mỗi chiếc xà rông đều có đường viền rất khéo léo và đẹp đẽ, nhất là kỹ thuật dệt xà rông của họ đã đạt đến trình độ khá cao. Một chiếc xà rông sau khi dệt xong đều mang hình ống nhưng không có một đường nối vải nào, y như một chiếc khăn tròn trịa liền
trơn. Các loại trang phục truyền thống của người Khmer nói chung vừa kín đáo, trang trọng vừa xinh đẹp, biểu lộ được sắc thái đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm phát triển rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng tiêu biểu nhất là làng nghề ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đối với bà con nơi đây, nghề dệt đã có từ lâu đời do cha ông truyền lại và trong các gia đình làm nghề dệt, ngoài bàn thờ Phật, họ còn thờ ông tổ nghề dệt Tơpíca của người Khmer. Cho dù hiện nay ở nhiều nơi nghề dệt đang mai mọt dần, nhưng người phụ nữ Khmer nơi đây vẫn duy trì và phát triển nghề dệt đầy bản sắc truyền thống của mình. Hiện tại, sản phẩm dệt thổ cẩm đã có mặt ở các khu du lịch, triển lãm cả trong và ngoài tỉnh và là một sản phẩm rất được du khách nước ngoài yêu thích với giá khá cao, trung bình từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng trên một sản phẩm.
Cùng với nghề dệt thổ cẩm, nghề gốm cổ truyền của ngươi Khmer cũng khá phát triển, đặc biệt là ở huyện Tri Tôn.
Sản phẩm gốm Khmer rất đa dạng, ngày xưa có lọ hoa, chậu cây cảnh, vại đựng nước, nhưng nay chỉ có các sản phẩm như lò nấu đường thốt lốt, bếp lò, nồi niêu. Mỗi hộ gia đình chủ yếu chuyên sản xuất một mặt hàng.
Xét về giá trị KT, hiện nay nghề làm gốm Tri Tôn thu nhập không cao bằng một số ngành nghề khác. Trung bình một ngày người phụ nữ Khmer làm ra được 2 bếp lò bằng gốm nấu đường loại lớn, giá bán 15.000 đồng/cái; loại nhỏ 6-7 chiếc một ngày, giá 3.000 đồng/chiếc; hay một ngày người thợ có thể làm được 20 cái nồi, giá mỗi cái 1.000 đồng; nhưng không phải ngày nào cũng bán được hàng. Thời của bếp ga, cơm điện, nồi i nốc… đã khiến cho sản phẩm gốm cổ truyền của người Khmer ở đây không còn đất sống. Do nghề gốm không còn đủ nuôi sống bà con, nhiều người còn nghĩ đến một ngày không xa, làng gốm của người Khmer ở An Giang sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, cũng có một số người trong sóc vẫn theo đuổi nghề xưa như một thói quen yêu nghề và muốn giữ lại nét truyền thống của tổ tiên.
Nhìn chung, do chậm thích ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, người thợ thủ công Khmer còn lúng túng trong quá trình hội nhập với nền KTTT, hoạt động của các làng nghề truyền thống và nghề thủ công gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Vì vậy,
hiện nay bà con dân tộc chỉ xem nghề truyền thống là nghề phụ, không yên tâm với nghề do mức thu nhập thấp và không ổn định, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí mai một dần.
c) Hộ thương mại, dịch vụ:
Đồng bào Khmer sống bằng nghề buôn bán, làm dịch vụ rất ít, chỉ có một số hộ