Trong Bạch Đằng giang phúc ủa Trương Hán Siêu có đoạn: “Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 141 - 151)

Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.” [15, tr.742] (“Tín tri: Bất tại quan hà chi hiểm hề,

140

nghịch lý là một con người giấu vật báu trong nhà nhưng lại không tự biếtđể đặt ra trước mắt công chúng sự tương phản giữa hai con đường chính đạo và tà đạo, từ đó đánh thức tự tính trong lòng mỗi người. Vậy con đường để đạt

đến giác ngộ mà Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm truyền dạy là gì? Là vất vả cầu thầy hỏi đạo ở khắp nơi chăng? Hoàn toàn không phải. Người khẳng định một cách giản dị:

Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền.” (Dịch nghĩa:

Trong nhà sẵn của báu đừng tìm đâu khác,

Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi Thiền nữa.” Dịch thơ:

Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm; Vô tâm trước cảnh hỏi gì Thiền.” (Huệ Chi dịch))

Cư trần lạc đạo phú, chữ đạo xuất hiện mười một lần. Trong mười một lần được nhắc đến đó, đạo có khi được hiểu như đạo đức:

Nhược chỉn vui bềđạo đức, nửa gian lều quý nửa thiên cung; Dầu hay mến thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.” hay gắn bó sâu sắc với nhân nghĩa:

Trong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường Kinh cửa Tổ; Lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Tuy cái đạo lớn nhất ở đây vẫn là đạo Thiền hướng đến cảnh giới vô tâm: “Hãy xá vô tâm; Tự nhiên hợp đạo” nhưng để đạt đến sự giải thoát sau cùng thì các thiền sư Việt Nam quan niệm: “Bậc chí nhân thị hiện tất phải tận lực cứu giúp chúng sinh, không hạnh nào không đủ, không việc gì không làm,

141

chẳng những đắc lực về thiền định lại có công giúp ích nước nhà” [100, tr.93]. Đạo của Phật giáo đã được gắn với đạo đức mang màu sắc Nho giáo, một học thuyết gặp gỡ Phật ở quan niệm “tu tâm”. Làm thế nào để tu tâm, tức kiểm soát cái tâm trước sự lôi kéo của những ham muốn, dục vọng, là vấn đề

người Việt quan tâm hàng đầu. Việc tu dưỡng tính tình nhằm đạt đến một nhân cách cao thượng, một tấm lòng lo đời, thương đời nhưng không bị ràng buộc bởi danh vọng, quyền lực, trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc, không chỉ có giá trị với cá nhân. Ấy còn là con đường đào tạo ra những thần dân có thể dấn thân cho sự tồn tại quốc gia non trẻ, và ở đó, sự dấn thân cao quý nhất là dấn thân không đòi hỏi.

Cũng một chữ đạo ấy trong trường hợp khác lại là đạo lý nhân dân. Tâm lý chung của người Việt khi tiếp nhận các học thuyết nước ngoài là chỉ

chọn lựa những gì phù hợp nhất với yêu cầu thiết thực của thực tiễn cuộc sống. Đặc điểm này trong phú Nôm biểu hiện ra ở sự xuất hiện của một loạt tác phẩm bàn luận về lẽ xử thế. Với Đàm tục phú (Khuyết danh), Thế tục phú

(Trần Văn Nghĩa), Xử thế phú (Khuyết danh), Răn đời phú (Khuyết danh)..., cái tác giả quan tâm hơn cả là giá trị đạo đức tốt đẹp của người bình dân. Nếu Nho giáo, và cả Phật giáo, có hiện diện trong tác phẩm thì những học thuyết

đó đã được tích hợp vào nếp nghĩ đặc trưng của người Việt. Chữ nhân của Nho và từ bi của Phật xuyên thấm vào trong một chữ tình, được hiểu là tình người, phù hợp với cách ứng xử mềm mại của cư dân bản địa.

Trong Hiếu trung hoài cổ phú của Võ Trường Toản lại xuất hiện một sự đối lập mới giữa thời gian không ngừng trôi chảy và những giá trị đạo đức có tính vĩnh cửu. Theo quan niệm của Gia Định xử sĩ, các triều đại dù rực rỡ đến mấy, cuộc đời mỗi người có oanh oanh liệt liệt đến mấy, đến phút cuối

142

Nghìn năm hồn phách Hán anh hùng, hồn phách mất người kia cũng mất;

Muôn dặm nước non Đường thế võ, nước non còn đời ấy đâu còn.

Thương hỡi thương! Huyền quản cung Tần, chim làm tổ biếng kêu văng vẳng;

Tiếc ỷ tiếc! Y quan đời Tấn, biển nên cồn cỏ mọc xanh xanh. Cung Tùy xưa chim nói líu lo, mấy độ xuân về hoa sái lụy;

Đài Ngô trước hươu nằm ngả ngớn, đổi ngàn sương ngọn cỏ đeo sầu. Ô giang đêm thẳm há trăng mành, quạnh quẽ vó chùng họ Hạng; Cai Hạ ngày chìu hiu gió mát, phất phơ ngọn cỏ nàng Ngu.

Đài vắng Nghiêm Lăng, mấy khúc quanh co sông chảy tuyết; Thuyền không Phạm Lãi, năm hồ lai láng nước ken mù.

Cái còn lại duy nhất, như Võ Trường Toản khẳng định, là hai chữ “thảo ngay”:

“Cho hay dời đổi ấy lẽ thường; Mới biết thảo ngay là nghĩa cả.”

Ấy là mục đích hành động của Võ Trường Toản, cũng là tinh thần của học phong Nam bộ, một nền học vấn mang phong thái phóng khoáng, cởi mở, nhằm mục đích đào tạo những người biết giữ vững “nghĩa cả” trước sự biến

động không ngừng của cuộc đời. Trên hành trình di chuyển về phương Nam, cuộc vật lộn gian khó với thiên nhiên đã buộc con người bỏ lại sau lưng những lễ nghi, quy tắc rườm rà, để rồi cuối cùng chỉ còn giữ lại một chữ

nghĩa làm hạt nhân của phương châm hành động. Hiếu trung hoài cổ phú

chiếm được tình cảm yêu mến sâu rộng, bền chặt nhân dân miền Nam là vì tác phẩm đáp ứng được tinh thần đó. Sức mạnh của tinh thần trượng nghĩa kết tinh ở văn chương, và nhờ văn chương, lại tiếp tục lan tỏa vào lòng nhân dân, trở thành bất tử. Nhiều người còn kể lại, đến đầu thế kỷ XX, bài phú của Gia

143

Định xử sĩ vẫn còn được Việt Nam quang phục hội dùng đào tạo hội viên. Vượt qua phạm vi một tác phẩm văn chương, Hiếu trung hoài cổ phú sống mãi trong đời sống văn hóa như lời dạy bảo về chân lý. Lời dạy bảo ấy có thể

không phải lời đầu tiên, nhưng chắc chắn, luôn giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong quá trình kiến trúc lại Nho học trên mảnh đất cực Nam Tổ quốc. Nho giáo, trải qua hàng thế kỷ được dân tộc hóa qua thực tiễn lịch sử chính trị của

đất nước, khi đến miền trong, đã trở thành “truyền thống chủ yếu trong ý nghĩa là một phương hướng để xây dựng thiết chế văn hóa – xã hội Việt Nam qua bước đầu khai phá đồng bằng Nam bộ” [95, tr.14]. Nghĩa là Nho giáo ở Đàng Trong “hiện diện không phải chỉ như công cụ thống trị, mà còn như

phương thức hoạt động văn hóa quan trọng của toàn thể cộng đồng” [95, tr.14]. Chính vì thế, tuy cũng là nói về quan niệm quen thuộc trong lẽ hành xử

của nhà nho “ngay thì thờ chúa, thảo thờ cha”, song Võ Trường Toản không hô hào về việc phải trung thành với một triều vua nhất định. Cái ông chăm sóc, gìn giữ cho người dân miền đất phương Nam là tinh thần trượng nghĩa nói chung. Người thầy lớn của nho sĩ Đàng Trong với bài phú chỉ 24 câu biền ngẫu đã khơi nguồn cho một nền học phong cởi mở, phóng khoáng, cho con người yêu thích hành động vì nghĩa như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực… xuất hiện trong văn học giai đoạn sau.

Tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy trong văn chương nói riêng là kiểu tư duy mang nhiều nét đặc thù. Nó nhận thức và phản ánh cuộc sống trong tính tổng thể, ở khả năng biến đổi thường xuyên và sự vận động không ngừng. Cấu trúc tương phản trong phú Nôm chính là một biểu hiện của tư

duy, trong đó “mặt thuận” như ánh sáng, cần đến bóng tối của “mặt nghịch”

để ánh sáng phát ra mạnh mẽ hơn. Đối lập là đểđi đến thống nhất, khẳng định niềm tin tuyệt đối vào một chân lý nào đó. Từ góc độ này, mỗi điểm được chọn làm trung tâm của cấu trúc tương phản trong phú Nôm có ý nghĩa hơn

144

một yếu tố được dùng để cấu tạo tác phẩm văn chương. Nói rộng ra, từ điểm trung tâm ấy, chúng ta có thể hiểu được thêm các tác giả trung đại chú ý đến

điều gì, đặt trọng tâm của vấn đề đâu. Vì thế nên phú Nôm, tuy không phải những tác phẩm lý luận trực tiếp, nhưng cũng vẫn góp phần xây dựng nên hệ

145

KẾT LUẬN

1. Phú Nôm thời trung đại cố nhiên vẫn mang những đặc điểm cơ bản của thể loại. Song trên hành trình thâm nhập vào đời sống văn học dân tộc, với những thay đổi mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức, mảng sáng tác này vẫn để lại dấu ấn nghệ thuật riêng. Chữ Nôm trở thành “điều kiện cần” để phú có thể vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống. Trong văn học thời kỳ trung đại, nếu chữ Hán chủ yếu được sử dụng cho các tác phẩm có tính quan phương thì chữ Nôm lại là phương tiện hiệu quả để ghi chép những tâm sự buồn vui đời thường. Chính vì thế, với bộ phận văn học được viết bằng ngôn ngữ dân tộc, quy định về thể loại không còn là những nguyên tắc quá nghiêm ngặt đến mức không thể vi phạm.

Tình hình cũng diễn ra tương tự ở thể phú. Với phú Nôm, việc phá vỡ

quy định của thể loại diễn ra thường xuyên. So với phú chữ Hán, phú quốc âm, sau bảy trăm năm tồn tại, đã có nhiều sáng tạo độc đáo làm biến đổi thi pháp của thể loại. Dưới tác động của yếu tố Nôm, chất liệu dân gian có cơ hội thâm nhập mạnh mẽ vào thể phú, làm cho thế giới hình tượng ngày càng nhạt dần tính ước lệ, tượng trưng, và biến sự khoa trương – cái làm nên vẻ đẹp sang trọng của thể loại – thành phương tiện gây cười. Cho nên, thế giới nghệ

thuật của phú Nôm không chỉ có những điều đẹp đẽ được thể hiện bằng duy nhất một giọng ngợi ca mà còn chứa đựng rất nhiều câu chuyện mang sắc thái hài hước, trào lộng. Quan trọng hơn, phía sau mỗi câu chuyện ấy, mỗi tiếng cười ấy đều ẩn chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Cười, có thể là để phản kháng lại sự cấm đoán nghiêm khắc của Nho giáo đối với khát vọng yêu đương, cũng có thể trở thành một cách hiệu quả để “lật tẩy” bộ mặt thật của nhiều hạng người vốn có địa vị cao trong xã hội. Nhìn chung, sự phong phú về đề

146

chứng minh rằng phú quốc âm không phải lặp lại y khuôn phú Trung Hoa, cũng không hề đồng nhất với phú chữ Hán trên con đường phát triển.

2. Khi được đặt bên cạnh những thể loại khác, phú Nôm càng bộc lộ rõ vai trò của mình. Có lúc trên bước tiến của văn học dân tộc, nhiều bài phú Nôm đã xuất hiện ở vị trí tiên phong. Các tác phẩm đời Trần là bằng chứng cho thấy bên cạnh thơ, phú là thể loại được Việt hóa sớm nhất. Khả năng dung nạp một lượng lớn ngôn từ của thể phú đã tạo cơ hội cho tiếng Việt tự

rèn giũa mình để ngày càng trở nên tinh tế, phong phú hơn. Hoặc như với Ngã ba Hạc phú, Nguyễn Bá Lân đã mang vào văn học một nụ cười hóm hỉnh, một cách diễn đạt táo bạo mà vẫn duyên dáng về chuyện ái ân. Đấy chính là dấu hiệu báo trước những gì sẽ bùng phát mạnh mẽ ở thơ Xuân Hương vào nửa sau thế kỷ XVIII.

3. Không chỉ vậy, những điểm sáng tạo độc đáo ấy còn mang lại cho phú Nôm một vai trò lớn hơn: góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học. Đầu tiên, trên phương diện xây dựng hình tượng, cái nhìn cận cảnh vào chân dung nhân vật tạo cơ sở cho sự xuất hiện của cái tôi tự thuật. Bên cạnh

đó, nhìn từ phương diện triết lý, nghị luận, quá trình vận động từ con người vô ngã sang hữu ngã còn được bộc lộ ra ngay trên những vấn đề mà các tác giả quan tâm. Điều tác giả phú Nôm hướng đến nào phải chỉ thuộc phạm vi chính trị hay đạo đức. Những khát khao yêu đương rất trần thế cũng có thể trở

thành nội dung nghị luận chính. Sự vận động ấy cũng là một trong những điều kiện quan trọng để văn học thoát dần khỏi phạm trù trung đại, bước sang hiện đại.

4. Tất cả những nét độc đáo trên đều cần một “sứ giả trung gian” chuyển chúng đến với người đọc: ngôn ngữ. Do đó, khi tìm hiểu phú Nôm đã

147

của ngôn từ nghệ thuật. Một mặt yếu tố Nôm tác động làm thay đổi đặc điểm của thể phú, mặt khác nhiều đặc điểm của thể phú cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. Chẳng hạn muốn đáp ứng được yêu cầu về sự cầu kỳ trong cách miêu tả, phú quốc âm phải thu hút vào mình một số lượng đáng kể những từ ngữ có sức gợi hình cao. Hơn nữa, theo thời gian, khi phạm vi hiện thực được phản ánh chuyển dần về phía cuộc sống đời thường thì phú Nôm, để có thể tái hiện một bức tranh hiện thực phong phú

đến từng chi tiết, đã mở ra chân trời tương đối tự do cho việc hấp thu lời ăn tiếng nói của nhân dân. Thêm vào đó, chức năng triết lý, nghị luận cũng là

động lực quan trọng thúc đẩy việc thể nghiệm những cách diễn đạt mới trong phú. Kiểu triết lý dân gian không chỉ ảnh hưởng đến phú ở mặt nội dung mà còn nhập vào thể loại này kho từ ngữ của người bình dân. Có những bài như

Đàm tục phú (Khuyết danh) từđầu đến cuối chỉ sắp xếp lại các câu thành ngữ, tục ngữ mà vẫn trôi chảy, mạch lạc, và nhất là đảm bảo đúng qui định về đối ngẫu của phú. Đặc biệt, do hướng đến mục đích triết lý, nghị luận, phú Nôm trong những giai đoạn phát triển sau có cách diễn đạt gần hơn với văn xuôi. Và chính điểm này đã gợi lên cho chúng tôi nhiều điều để tiếp tục suy nghĩ về

vai trò của phú Nôm đối với việc hình thành văn xuôi tiếng Việt vào những năm đầu của thế kỷ XX.

5. Như vậy, về nội dung hay về nghệ thuật, phú Nôm đều có nhiều

đóng góp. Những đóng góp ấy, tin rằng, không thể được tìm hiểu cặn kẽ chỉ

trong một luận văn. Còn nhiều vấn đề đáng được đặt ra khi nghiên cứu đối tượng này. Nếu làm rõ được giá trị của phú Nôm trên tất cả các mặt, chúng ta sẽ có thêm căn cứ khoa học để nghiên cứu những hệ thống lớn hơn như hệ

thống văn học chữ Nôm, hệ thống tư tưởng của các tác giả Việt Nam thời kỳ

trung đại… Việc làm đó ngoài ý nghĩa về mặt học thuật còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng: góp phần phổ biến vẻđẹp văn hóa đang được cất

148

giấu hàng bao thế kỷ nay trong phú. Đấy cũng là một cách để gìn giữ những gì mà nhiều thế hệ tác giả đã dày công vun đắp trong tình hình thể phú đã bước vào giai đoạn “suy tàn” ở thế kỷ này.

149

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 141 - 151)