Nghệ thuật tạo tiếng cười.

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 81 - 85)

PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.3.2. Nghệ thuật tạo tiếng cười.

Ở những tác phẩm mang cảm hứng trào lộng, châm biếm, tác giả phú Nôm tận dụng mọi đặc trưng của thể loại để gây cười. Nghệ thuật khoa trương không chỉ phát huy tác dụng đối với việc ca ngợi một thế giới rực rỡ

sang trọng mà còn tỏ ra phù hợp cho nhiều mục đích sáng tác không thuộc quy định truyền thống của thể loại như phóng to cái buồn cười. Đối ngẫu khiến hai vế hô ứng với nhau, nghĩa của vế trên ảnh hưởng đến nghĩa của vế

dưới và ngược lại. Thậm chí nhiều khi việc sử dụng các thi liệu Hán học cũng có khả năng làm bật lên tiếng cười nhờ vào phép nhại… Những biện pháp này sẽ hướng đến xây dựng một thế giới hình tượng thấm đẫm chất hài hước –

điều đã làm nên nét mới lạ và hấp dẫn của phú Nôm.

2.3.2.1. Xây dựng hình tượng với những tầng bậc mang ý nghĩa khác nhau.

- Hình tượng hai lớp nghĩa gợi liên tưởng đến yếu tố phồn thực.

Trong quan niệm dân gian, niềm vui luôn đến cùng sự sinh sôi. Hoạt

động yêu đương của vạn vật không gợi ý niệm xấu mà chở theo nguồn vui. Trong trò đố nhau, người bình dân vẫn dùng những vật dụng thường ngày có hình dáng dễ liên tưởng đến sinh thực khí để đánh lạc hướng tư duy người nghe và xem đó như một thú giải trí vui nhộn. Ngã ba Hạc phú tiếp thu phương thức ấy. Trước cả Hồ Xuân Hương, ông quan to Nguyễn Bá Lân học

ở nhân dân lối nói ỡm ờ, trêu ghẹo. Nhưng Nguyễn Bá Lân vẫn là Nguyễn Bá Lân nên cách xây dựng hình tượng cũng có nét khác dân gian. Khác biệt lớn nhất chính là tác giả đã sử dụng nhiều chất liệu nghệ thuật Trung Hoa và Việt

hóa chúng theo hướng hài hước:

Trên lọ phải vén quần vua Tống, ra sức anh uy;

Dưới cũng vui vỗ bụng trời Nghiêu, xướng ca canh tạc.

Hình ảnh cuộc sống ấm no của nhân dân Ngã ba Hạc bề ngoài được miêu tả theo bút pháp quen thuộc của văn học trung đại: sử dụng điển. Nhưng Nguyễn Bá Lân lại đặt hai điển tích này trong tình thế oái oăm. Oái oăm do câu thiếu hẳn chủ ngữ, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Oái oăm còn do từ ngữ

quá gợi hình, khi đi liền nhau thì nghĩa của chữ vế dưới níu gọi nghĩa của chữ

vế trên, hợp thành một trường liên tưởng gợi ra cảnh ái ân: “vén quần”, “vỗ

bụng”, “cắm néo”, “quỳ gối”, “lắc cày xuôi”, “dang nách”, “khom lưng”, “chèo dếch ngược”. Lớp nghĩa thứ hai ẩn giấu sau lớp nghĩa thứ nhất chẳng những không làm mờ lớp nghĩa thứ nhất mà cả hai xuyên thấm vào nhau, cùng mở ra một miền sông nước nhộn nhịp với cảnh vật dễ quyến lòng người: “Xinh thay Ngã ba Hạc! Lạ thay Ngã ba Hạc!”. Đấy cũng chính là đóng góp lớn nhất của bài phú: khai mở lối xây dựng hình tượng song quan, đa nghĩa hướng đến việc gây cười trong văn chương quốc âm.

- Hình tượng xộc xệch giữa hình thức biểu hiện và nội dung được biểu hiện.

Một thủ pháp khác được tác giả phú Nôm sử dụng để tạo nên tiếng cười là cấu trúc hình tượng theo kiểu “xộc xệch”. Đó là sự xộc xệch cố ý để cho nội dung tầm thường được mang mặt nạ đẹp đẽ, nghệ thuật có tính điển phạm trở thành yếu tố gây nên cái lố bịch đáng cười.

Thuốc phiện phú (Ngô Điền) là một thành công nổi trội khi áp dụng phương pháp “nhại” trong xây dựng hình tượng. Cảnh con nghiện đói thuốc, cảnh rủ rê nhau đi hút…, tất cả được tác giả khắc họa những bằng hình ảnh

đẹp đẽ rút ra từ nguồn thi liệu Hán học:

Nguyên những người cố quốc tha hương, nghi ngút cũng hóa công

đào chú.” hay:

Rơ rác nhặt từng li từng tí, miệng lâm râm cho biết chữ thánh nhân vô;

Giàu sang khi dù có dù không, bụng thổn thức cũng bền gan quân tử cố.

Thay vì chuyển ngữ những câu chữ Hán sang tiếng Nôm hoàn toàn như

cách làm phổ biến ở nhiều tác giả, Ngô Điền chỉ dẫn lại nguyên văn: “dương xuân yên cảnh”, “bỉnh chúc dạ du”, “cố quốc tha hương”, “hóa công đào chú”. Điểm độc đáo được thể hiện ở khả năng kết hợp giữa ngôn ngữ có tính quy phạm và ngôn ngữ bình dân. Những từ, ngữ tưởng như không thể xếp đặt cạnh nhau khi đứng vào trong cùng câu văn phú bất ngờ lại đạt hiệu quả gây cười rất cao: “rặt những” đi với “khách dương xuân yên cảnh”, “rơ rác”, “nhặt từng li từng tí” đi với “chữ thánh nhân vô”, “bụng thổn thức” đi với “bền gan quân tử cố”. Sự kết hợp đặc biệt này khiến cho phú – một thể loại có vẻ chỉ thích hợp cho những hình tượng trang trọng – lại trở thành không gian thuận lợi làm bùng nổ tiếng cười đa âm sắc đậm đà ý nghĩa nhân sinh.

2.3.2.2.Xây dựng những nghịch lý.

Sở dĩ hình tượng nhân vật trong phú Nôm có thể khiến độc giả phải bật cười còn là vì chúng vận động theo hướng khác với sự hình dung theo quan niệm thông thường.

Ban đầu, mâu thuẫn chỉ mới nằm trên bề mặt, không thuộc về chiều sâu bản chất hiện tượng. Đấy là trường hợp của Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng). Cuộc sống ẩn dật được miêu tả với những chi tiết tả thực gợi nên một lối sống có phần khác với tưởng tượng về người ẩn sĩ nói chung:

Tương hạnh chua lòm; Muối vầu nhạt thếch.

Sớm ba chén chè sen mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu; Bữa vài lưng cơm lốc no lòng, sá quản mâm đan xộc xệch.

(Nguyễn Hãng, Tịch cư ninh thể phú) Theo tiến trình phát triển chung của văn học, phú Nôm còn có khả năng phát hiện những nghịch lý ẩn sâu trong mỗi con người. Chính những hình tượng gây nên phản ứng bất ngờ trong tâm lý tiếp nhận của người đọc làm bùng nổ tiếng cười. Cấu trúc được quy định khá chặt chẽ của phú Đường luật cũng được các tác giả phú Nôm sử dụng rộng rãi để tăng cường tiếng cười cho tác phẩm. Có những bài phú phải đọc đến cuối cùng mới có thể lật hết những mảng, miếng gây cười mà người viết cố tình “gài” sẵn dọc theo bố cục. Thử xem, câu chuyện Nguyễn Hổ Trừu kể lại trong Xem cờ để mãnh phú có gì đáng cười? Cái hài thật sự không phải ở câu chuyện có cô gái đến xem học sinh đánh cờ, vô ý vô tứ để ra cả, mà cũng chẳng do lối biện minh chẳng còn thiết gì đến kinh sách của mấy anh học trò “Thế mà không cười, họa có ông thánh”. Tiếng cười chỉ vỡ òa vào phút cuối với kết luận bất ngờ của người thầy về toàn bộ câu chuyện:

Tiên sinh nghe rồi,

Nãi mỉm môi,

Nãi vỗ đùi,

Nãi quẳng roi,

V nhiên thán viết:

Ối trời ơi, ối đất ôi!

Thế mà hôm qua không có tôi!

Người viết cố tình lợi dụng sự dài dòng của phú để miêu tả từ từ, để

“tiên sinh”. Những từ nối theo đúng phép tắc lại còn giúp người kể ngụy trang mình sau khuôn mặt tỉnh như không. Nhờ vậy nụ cười ào đến với người đọc rất tự nhiên trong giây phút bất ngờ đến thần tình.

Tóm lại, khả năng tạo nên tiếng cười trong phú Nôm là kết quả từ cuộc gặp gỡ giữa thi pháp miêu tả đặc trưng của thể loại và những thủ pháp nghệ

thuật dân gian. Và khi nhìn vào khả năng ấy, chúng ta lại có thêm bằng cớ

vững chắc để tin rằng cái hài luôn nhận được sự quan tâm của văn chương bác học. Nếu mang phú quốc âm đặt bên cạnh thơ Nôm Đường luật thì “Hồ Xuân Hương” không còn là hiện tượng đơn độc. Đấy cũng là minh chứng cụ thể

chứng tỏ sức sống mãnh liệt của yếu tố “Nôm” trong quá trình Việt hóa các thể loại du nhập từ bên ngoài như thơ và phú.

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 81 - 85)