110
tấm gương nhãn tiền cho những ai dám buông lời trách móc triều đình nhà Nguyễn. Cho nên chỉ còn cách nói bóng gió. Càng kín đáo tác giả càng đỡ
“đau tim” vì cái vạ chữ nghĩa. Phổ biến nhất là gửi nỗi lòng vào một đối tượng thường phải gánh lấy lá số “bạc mệnh”: hồng nhan.
Không thể không kể đến tác động của những thể loại khác đối với phú Nôm, nhất là truyện thơ. Trào lưu chủ tình trong văn học hạ kỳ trung đại cùng những đỉnh cao như Đoạn trường tân thanh, thơ Nôm Hồ Xuân Hương… đã khiến phú quốc âm có nhiều thay đổi lớn. Những thay đổi ấy, cố nhiên, dễ
thấy nhất là trên những phát biểu bằng lời của nhân vật trữ tình về thuyết “bạc mệnh”17, về quan niệm “ngã bối chung tình”18 hay về quyền đòi hỏi hạnh phúc gối chăn. Song ở tầng sâu hơn, quan niệm trân trọng con người, xem con người cùng là “nòi tình”, “giống hữu tình” trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình vận động giữa hai mặt nghị luận và trữ tình. Phú Nôm trên quá trình hoàn thiện mình đã đi từ thuyết đạo, triết lý khô khan đến cân đối, dung hòa cảm xúc thẩm mỹ với nội dung triết lý.
Không phải ngẫu nhiên phú Nôm khi chạm đến mục đích ngôn chí, phúng dụ, nếu cần dùng lối nói ẩn ý thì thay vì vịnh vật, đều chọn cách vịnh nhân vật lịch sử hoặc nhập vai vào nhân vật trữ tình. Lý do chủ yếu chính là vì mượn lời nhân vật trữ tình, tác giả có điều kiện bộc lộ sự phức tạp trong