của Khương Công Phụ (được Lê Quý Đôn ghi trong Kiến Văn tiểu lục). Tuy nhiên, Khương Công Phụ, mặc dù là người Việt, nhưng học, thi đỗ (năm 780) và làm quan cho nhà Đường. Vì vậy, có xác định bài phú này thuộc kho tàng văn học Việt Nam không cũng là một vấn đềđáng xem xét. Bài phú nhìn chung thiên về tả cảnh tả tình, lời lẽ hoa mỹ, bóng bẩy, phô trương, không rõ cái hồn của dân tộc Việt.
chúng đều có giá trị khơi nguồn. Bắt đầu từ những tác phẩm này, chữ Nôm đã cho thấy khả năng của nó trong việc xây dựng nên thế giới hình tượng phong phú và bộc lộ những cảm xúc tinh vi. Đấy là hạt mầm đầu tiên được thể phú gieo trồng trên mảnh đất phương Nam, chở theo nhiều hứa hẹn về sự phát triển rực rỡở những mùa sau.
1.2.2. Giai đoạn 2: Từđầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII.
Trong khoảng đầu thế kỷ XV, phú Nôm vắng bóng trên văn đàn. Thư
tịch không nói nhiều đến phú Nôm thời Lê sơ và cho đến nay chỉ thấy có
Lượng như long phú của Nguyễn Tắc Dĩnh, tiến sĩ đời Hồng Đức (?). Ngược lại, phú chữ Hán phát triển với số lượng đáng kinh ngạc. Quần hiền phú tập
sưu tầm được 95 bài phú của 20 tác giả thời Lê. Tổng số bài phú chữ Hán đời Trần cũng chỉ xấp xỉ bằng một phần ba trước tác của Nguyễn Mộng Tuân. Tất cả những tác phẩm viết bằng văn ngôn kể trên là minh chứng không lời cho sự thịnh hành của thể phú trong đời sống văn học dân tộc. Vậy tại sao chỉ
riêng ở phú Nôm lại diễn ra sự đứt đoạn như thế?
Chắc hẳn ngôn ngữ không phải là nguyên nhân chính. Những bản phú cổ thời Trần đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng chữ Nôm có đủ khả năng
đảm nhận vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật, ngay cả ở một thể loại đòi hỏi lượng từ ngữ nhiều như phú. Hơn nữa, văn học chữ Nôm thế kỷ XV cũng có bước phát triển nhảy vọt với sự xuất hiện của những tập thơ quốc âm có quy mô lớn như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác gia thời Lê Thánh Tông. Tình hình trên được Phạm Tuấn Vũ lý giải:
“Bày tỏ tư tưởng tình cảm trước võ công của dân tộc bằng tác phẩm chữ Hán rõ ràng là trang trọng hơn, đấu tranh tư tưởng trong giới kẻ sĩ thì dùng chữ Hán là thuận tiện hơn và sang trọng hơn.” [121, tr.106]
Từ nhận định trên suy nghĩ rộng ra, có thể thấy vào thế kỷ XV, phú Nôm chưa định hình được hướng đi riêng để “cạnh tranh” với phú chữ Hán
(nếu nhìn trong cùng hệ thống thể loại) và thơ Nôm Đường luật (nếu nhìn từ
hệ thống văn chương quốc âm). Để ca ngợi sức mạnh dân tộc thì phú chữ Hán hùng kính hơn, để nói lên tiếng nói trữ tình, bộc lộ những cảm xúc tinh tế
trước thiên nhiên thì thơ luật có sức nén hơn. Trong khi đó, cái phần nội dung từng xuất hiện ở phú Nôm – nội dung Phật giáo – đã nhường lại chiếc ghế độc tôn cho Nho giáo. Văn học nhìn chung bị quy định bởi ý thức hệ chính thống của Nhà nước. Lực lượng sáng tác từ thiền sư chuyển sang quy tụ hẳn ở phía nhà nho. Những chuyển biến trong cơ cấu tư tưởng đòi hỏi phú Nôm cần thời gian thích nghi bởi vì không như thơ luật, thể phú là sự tổng hợp cao độ của văn học và học thuật. Nguyễn Thiên Túng trong Tựa bản cũ Quần hiền phú tập từng nhận xét: “Làm phú, nếu trong lòng không sẵn vốn kiến thức, không thể viết được. Cố gượng viết, bài văn chỉ là sự xếp chữ mờ mịt trước mắt vậy thôi” [93, tr.35-36]. Cho nên, với nền tảng mới được xây dựng được vào thời Trần, nếu cần chuyển một khối lượng đồ sộ điển cố, điển tích Nho giáo vào tác phẩm, ắt hẳn phú Nôm phải cần một khoảng thời gian không nhỏ.
Sang đến thời Lê – Mạc (thế kỷ XVI – XVII) phú Nôm bắt đầu khởi sắc. Phụng thành xuân sắc phú (Nguyễn Giản Thanh) ra đời vào đầu thế kỷ
XVI đánh dấu sự quay lại của phú quốc âm. Sau một thời gian đứt đoạn, giờ đây, khi xuất hiện lần nữa, phú Nôm đã mang diện mạo mới: trau chuốt, gọt giũa, đáp ứng được chức năng tụng ca và hứng thú thẩm mỹ đương thời. Tiếp sau, một loạt những Cung trung bảo huấn (Bùi Vịnh), Đại Đồng phong cảnh phú, Tịch cư ninh thể phú, Tam Ngung động phú6 (đều của Nguyễn Hãng),
Ngã ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân)… mang đến cho phú Nôm mùa bội thu mới. Với Nguyễn Hãng, phú quốc âm chuyển hướng từ phong cách khoa trương, trang trọng sang phong cách trào lộng, tả thực. Bên cạnh những câu