Nguyễn Trãi, Thuật hứng 23 [77, tr.76]

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 134 - 137)

133

tà, biết thửa cơ thường biến dịch”, một phần xuất phát từ quan niệm sống tự

do như con chim bằng nương mây cỡi gió mà bay của Lão Trang: “Dựa mây, tắm suối, miễn được tiêu dao”. Nói đúng hơn như tác giả tự nhận, cái đạo của ông không nhất thiết thuộc về riêng một học thuyết mà “pha phách thói Nho, Y, Đạo, Thích”. Nếu cần phải tóm tắt nội dung cái đạo ấy trong một vài từ thì chính Nại Hiên đã cung cấp cho chúng ta cách diễn đạt mang vẻ ngoài giản dị

nhưng kỳ thực lại sâu sắc vô cùng: “được làm người”.

Quan niệm Nguyễn Hãng thuộc về cái mẫu số chung trong cách ứng xử

và tư duy của kẻ sĩ Việt Nam. Thế giới quan, nhân sinh quan của những lớp trí thức dân tộc có năng lực thật sự hiếm khi nào thuần Nho mà luôn dung hòa với những học thuyết khác. Đóng góp của Nguyễn Hãng – một tác giả có cái “tạng” rất phù hợp với phú – là ở chỗ: khai thác ưu thế của phú về độ lớn của dung lượng, sự phong phú của chi tiết, cách bố trí chặt chẽ của kết cấu, ông đã

đẩy mọi luận điểm theo xu hướng đối lập đến mức độ quyết liệt, thậm chí cực

đoan.

Chuyển sang thế kỷ XVIII của Nguyễn Công Trứ, sự đối lập chính trong Hàn nho phong vị phú không còn là đối lập giữa không gian thiên nhiên và không gian thế tục. Cũng có nghĩa nhà nho phải đối mặt với vấn đề: họ

không thể nào sống trong sự ngăn cách tuyệt đối với cuộc đời được nữa. Nhà nho như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… không chỉđơn giản là người đứng bên ngoài, bên trên quan sát thế tình đen bạc mà còn từng nếm trải nhiều dư

vị đắng cay, chua chát do thói đời gây ra. Mặt khác, khi nền kinh tế hàng hóa

đã gia tăng, thành thị phát triển mạnh mẽ hơn trước thì một loại hình nhà nho mới theo đạo thánh hiền nhưng ảnh hưởng lối sống đô thị xuất hiện: nhà nho tài tử. Họ là những người biết “thị tài” và coi trọng tình. Song càng ý thức về

tài hoa, những con người ấy lại càng hiểu rõ sự rẻ rúng mà thực tiễn đời sống dành cho kẻ thừa tài – không tiền. Đến lúc này, đối lập chính trong kết cấu

134

Hàn nho phong vị phú trở thành đối lập giữa quan niệm của tác giả và của số đông người đời về giá trị con người.

Tác phẩm Hàn nho phong vị phú xưa nay thường được chú ý ở phương diện miêu tả cảnh nghèo. Đành rằng đấy là một cách tân đáng kể của bài phú nhưng nhìn từ góc độ đối lập giữa các lớp hình tượng trong cấu trúc thì tả

nghèo chưa tạo thành cấu tứ chính cho tác phẩm. Cái mà Uy Viễn tướng công nhận thức một cách sâu sắc chính là sự đối lập giữa tài năng, khí phách hơn

đời với thân phận nghèo khổ chẳng ra gì. Tuy nhiên, trong lúc Nguyễn Công Trứ oán ghét cái nghèo, khát khao thoát khỏi cảnh nghèo đến như thế, ông vẫn là một nhà nho (dù thuộc loại hình nào theo cách phân biệt của chúng ta bây giờ). Giữa hai cực trong mối quan hệ đối lập trên, đến cuối cùng tác giả

vẫn ngả về phía thứ nhất. Cách diễn đạt “Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng giá lương y; Thầy bà mong dối trá kiếm

ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ” có thể bông

đùa, nhưng tấm lòng cố giữ cho được một chữ “đức” của ông thì quyết không phải là đùa: “Hữu kì đức, ắt trời kia chẳng phụ”.

Trong phú Nôm, đối lập giữa hai lớp người tốt và xấu trở thành một

đặc điểm độc đáo. Đấy là biểu hiện cho thấy phú từ một thể loại cung đình đã tỏa về xóm làng, hòa nhập mạnh mẽ vào đời sống người bình dân. Chở theo

đạo lý nhân dân, phú Nôm dùng cả nghệ thuật được nhân dân sáng tạo. Nghệ

thuật ấy thể hiện trên mặt ngôn từ là sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, còn ở

mặt kết cấu, là sự phân tuyến đối lập thiện – ác, tốt – xấu. Lý tưởng xã hội của tác giả Thế tục phú, Đàm tục phú, Răn đời phú, Xử thế phú… tựa vào một cái nền vững chắc là những chuẩn mực đạo đức đã được nhân dân xác nhận. Cái lý tưởng ấy, trước hết gửi vào những con người tốt (cố nhiên, tốt theo quan niệm của tác giả):

135

Cũng có người:

Chơi bời phải thể, không có cầu kỳ;

Ăn nói lựa lời, đâu còn tựđắc.

Nghĩa làng nước anh em nội ngoại, chẳng qua giữđạo phải chăng; Tình bà con họ mạc xa gần, gì hơn lấy điều hòa lạc.

Thế này mới khá, sống ở làng, sang ở nước, người ấy mới nên;

Đừng chắc làm khôn, mạnh vì gạo, bạo vì tiền, quý chi mà nhặng.” (Khuyết danh, Đàm tục phú) Ngoài gương tốt, tác giả phú Nôm còn bày ra gương xấu. Góp mặt vào tác phẩm, “nhân vật xấu” như là những “âm bản” đối xứng với “nhân vật tốt”:

Muốn những ăn chơi; Toan làm huếch hoác.

Mặc sắm bộ trong ngoài nề nếp, tưởng là quen rái dạ, lạ rái áo, ra

đường gọi những ông chiêu;

Ăn đủ mùi sớm tối ngon lành, nghĩ đâu giàu làm kép, hẹp làm đơn, ngắm bộ thật là bợm xác.

(Khuyết danh, Đàm tục phú) Sự đối lập đó xét đến cùng không ngoài mục đích làm bật lên mơ ước về một xã hội tốt đẹp, nơi những con người tốt, theo một số chuẩn mực đạo

đức nào đó, làm chủ. Những chuẩn mực đạo đức ấy có thể có nét của Nho: “Kẻ đi học ba điều gìn giữ, cho trọn cương thường; Người làm quan một bụng thảo ngay, để lưu bang quốc”33, cũng có thể mang dáng dấp của Phật: “Phật thường độ người có duyên; Thiên sinh bất vô lộc”34, nhưng tất cả đều

33 Khuyết danh, Đàm tục phú

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)