Khuyết danh, Răn đời phú

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 122 - 123)

121

gặp lành”, “đói thì cho sạch, rách thì cho thơm”23…

Hiện tượng bút chiến là một động lực khác thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của phú Nôm. Lập trường chính trị đối lập quyết liệt là mặt nội dung, nhưng mặt nội dung ấy sẽ chẳng có ý nghĩa nếu không được thể hiện bằng một phương thức sáng tạo đặc biệt. Lấy bất kỳ câu nào, đoạn nào trong Chiến tụng Tây Hồ phú cũng bắt gặp thái độ gay gắt, “sổ toẹt” của Phạm Thái đối với mọi lời Nguyễn Huy Lượng tán dương Tây Hồ và triều đình Tây Sơn:

Tụng Tây Hồ phú Chiến tụng Tây Hồ phú

Dư nghìn mẫu nước trời lẫn sắc; Trải bốn bên hoa cỏ nhiều mùa.

Áng đất phơi mỏ phượng còn in, kẻ

rằng đài thượng nguyệt;

Vũng nước hút hàm rồng chẳng cạn, người gọi trản trung tô.

Toà thạch tháp nọ nơi tiên để báu; Chốn thổ đôi kia chỗ khách chôn bùa.

Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời, tay lưới phép còn ghi công bắt hổ; Quán Trấn Võ nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam rùa.

Kề bến nọ quán Thiên Niên lớp lớp;

Cách ngàn kia ghềnh Vạn Bảo nhấp nhô.

Có thu nguyệt mới nước trời in sắc; Chửa xuân thiên sao hoa cỏ theo mùa?

Cát xô lên mỏ phượng lù sù, hình thu nữ thẹn lên lầu nguyệt kính;

Nước chảy xuống hàm rồng róc rách, dáng xuân lang rót lại chén đồ tô. Tòa thạch tháp đã tan bình xá lị;

Đống thổ đôi đà nát dấu linh phù. Lưới Mục Lang âu nát mất cả giềng, gian chẳng bắt, nữa hoài công bắt hổ; Gươm Trấn Võ chỉ còn trơ những sống, giặc không giam cố sức giam rùa.

Thiên Niên nếu được lâu, sao quán

nát;

Vạn Bảo nào có báu, để ghềnh nhô.

22 Khuyết danh, Răn đời phú

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 122 - 123)