122
Làm thế nào để “chiến” lại một tác phẩm được đông đảo công chúng yêu thích như Tụng Tây Hồ phú? Trong một cuộc bút chiến, quan trọng nhất là chỉ ra chỗ vô lý để bẻ gãy luận điểm của đối phương. Đó cũng là cách Phạm Thái phản bác Nguyễn Huy Lượng. Hễ Nguyễn Huy Lượng miêu tả cái gì, Phạm Thái chê bai cái ấy. Nếu Nguyễn khi viết tránh tả quá chi tiết, chủ
yếu chỉ gợi thì Phạm bày lên tác phẩm của mình một loạt những tính từ có sức mạnh đặc tả và thường mang thêm nét nghĩa tiêu cực: “lù sù”, “róc rách”, “trơ”, “nát” (x3). Nếu tên quán, tên ghềnh dưới ngòi bút của Nguyễn chỉ đơn thuần xuất hiện như những danh từ riêng thì với Phạm, đó còn là cơ sởđể ông thực hiện việc chơi chữ24. Nếu câu trong Tụng Tây Hồ phú chủ yếu là câu trần thuật thì trong Chiến tụng Tây Hồ phú, câu nghi vấn “dàn trận” trên trang viết với từ “sao” lặp đi lặp lại nhiều lần. Bác học hóa ngôn ngữ bình dân trong văn phú, Chiêu Lỳ không phải đầu tiên, song ông là người đã “khuếch đại”
điều này lên. Cùng với các tác giả khác, Phạm Thái đã chứng minh hùng hồn rằng: tiếng Việt chẳng những được dùng rất thành công trong bày tỏ cảm xúc trữ tình mà còn có tiềm năng vô hạn ở khía cạnh triết lý, nghị luận.
3.2.2. Phương diện cú pháp.
So với mặt từ vựng, ảnh hưởng của tính chất triết lý, nghị luận lên ngữ
pháp câu văn phú dường như khó thấy hơn. Những biện pháp làm cho cấu trúc câu trở nên đặc biệt như đảo ngữ, tỉnh lược thành phần câu có mặt trong phú Nôm thì cũng hiện diện ở nhiều thể loại khác. Câu văn phú nhìn tổng thể
vẫn tồn tại yên ổn trong quy tắc về sự cân đối. Các thành phần ngữ pháp trong một vế của câu biền ngẫu luôn luôn được sắp xếp sao cho tương ứng với vế
24
Trong câu “Thiên Niên nếu được lâu sao quán nát”, Phạm Thái vừa nhắc lại tên quán đã xuất hiện trong Tụng Tây Hồ phú vừa dùng nó theo đúng nghĩa từ vựng của từng từ (thiên niên: ngàn năm, chỉ sự lâu bền), đểđặt ra câu hỏi có ý chế giễu Nguyễn Huy Lượng.
Cũng như vậy, Vạn Bảo là tên ghềnh nhưng cũng có nghĩa “muôn vật báu”. Phạm Thái tận dụng
123
còn lại. Độc giả sau khi đọc vế thứ nhất sẽ luôn chờ đợi một trật tự ngữ pháp
đồng dạng ở vế thứ hai. Ví dụ, nếu vế trên đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ thì vế
dưới cũng lặp lại kết cấu y như vậy:
“Ngất chân trời mấy dãy Song Phong, bút xung thiên chầu xuống;
Leo mặt đất một dòng hói Trúc, nước triều thủy dâng lên.”25
(Lê Trọng Đôn, Trung Lễ thất hỏa phú) Phú Nôm tuy tự do hơn thơở số lượng câu chữ nhưng cuối cùng vẫn bị
khuôn lại ở kiểu câu biền ngẫu. Càng về sau phú Đường luật càng chiếm địa vị vững chắc nên câu biền ngẫu cũng thành loại câu chính được dùng cho phú Nôm. Tính chất dân chủ, cơ sởđể làm phong phú, sắc bén thêm nội dung triết lý, nghị luận trong phú tiếng Việt, có thể chi phối ngôn từ nghệ thuật song có vẻ như lại rất khó tác động đến hình thức câu văn phú26.
Tuy nhiên, dù so với từ vựng và ngữ âm thì cú pháp luôn luôn là gián tiếp, ngữ pháp phú Nôm cũng vẫn có những nét riêng được quy định từ đặc
điểm tư duy thể loại. Nếu kiểu tư duy trực cảm khiến thơ từ chối những cách diễn đạt suy lý nhưvì… nên, hễ… thì, huống (nữa), v.v., thì tư duy lý luận của phú lại cho phép điều đó:
“Dẫu thấp hèn rằng lính, rằng binh, rằng phu, rằng tráng, cũng không nên dạ cá lòng chim;
Huống rõ ràng là vua, là tôi, là cha, là con, sao như thể người dưng nước lã?”
(Phạm Văn Nghị, Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất phú) “Há phải hồng nhan bạc phận
25 Lẽ ra trật tự đúng phải là: Mấy dãy Song Phong ngất chân trời; Một dòng hói trúc leo mặt đất. Trong câu này vị ngữđược đảo lên phía trước.