Trần Văn Nghĩa, Thế tục phú

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 137 - 141)

136

được soi vào hệ quy chiếu làng xã. Cách ứng xử “Trâu chăn bò dắt, vui nghiệp nông gia”35, “Thương người ấy thể thương thân”36 chẳng phải là biểu hiện của cộng đồng cư dân từ lâu gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước, và từ đó có một lối sống ưa sự ổn định, trọng tình hơn lý đó sao?

3.3.2. Trung tâm ca cu trúc tương phn – biu hin ca cách nhìn nhn vn đề mang tính dân tc. nhn vn đề mang tính dân tc.

Mỗi cấu trúc đều có một điểm trung tâm để liên kết những mối quan hệ

tương phản trong một chỉnh thể thống nhất: thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Trong phú chữ Hán các thời Trần – Hồ – Lê sơ, hình tượng giữ vị trí trung tâm là vua. Nhà vua, nói đúng hơn là đức của vua, phát ra sức mạnh tạo nên sự đối lập giữa hai trạng thái trị và loạn, giữa quá khứ bị đô hộ và hiện tại chiến thắng vẻ vang. Ở những bài phú chữ Nôm mang nội dung ca ngợi vương triều như Tụng Tây Hồ phú (Nguyễn Huy Lượng), vua cũng vẫn là người duy nhất mà đức có thể thấm nhuần khắp thiên hạ:

Vừng trăng nọ buổi tròn buổi khuyết; Ngọn nước kia nơi hoắm nơi nhô.

Tới Mậu Thân từ rỡ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch; Qua Canh Tuất lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gội đức triêm nhu.” Cái chung là vậy. Nhưng còn cái riêng? Cái riêng lớn nhất nằm ở cách những chi tiết được triển khai. Nhìn vào lịch sử phú Trung Quốc, thấy miêu tả đô thị, sông núi, chim muông, cung điện, vườn thượng uyển, các cuộc săn bắn của nhà vua là những nội dung chủ yếu. Các tác giả Trung Hoa đã dựa vào thiên nhiên, vào thực tiễn lịch sử nước mình để tư duy. Nền văn hóa đế vương chi phối mọi chi tiết, sắp xếp chúng vây quanh hình tượng nhà vua ở vị trí trung tâm. Sức mạnh của vua gắn với sự xa hoa của cung điện, sự vững mạnh

137

của thành trì. Sự phát triển của đô thị đời Hán là cơ sở cho những dòng miêu tả kinh thành:

Tường thành kiên cố dài rộng muôn trượng, hào hộ thành sâu rộng thành vực, xây bên ngoài ba con đường lớn, dựng lên mười hai tòa cổng.

(Đ.A.T tạm dịch)

(“Kiến kim thành kỳ vạn trĩ, nha chu trì nhi thành uyên, phi tam điều chi quảng lộ, lập thập nhị chi thông môn.”)

(Ban Cố, Lưỡng đô phú) [130] Cảnh sắc sơn lâm hùng vĩ, trường giang mênh mông là điểm tựa cho trí tưởng tượng lên cao, bay xa khi tái hiện thiên nhiên:

Về phía đông:

Nhiều loại cây hoa quý cỏ lạ; Huệ, lan, vườn nọ thơm tho. Mọi giống bạch chỉ, hành nhược; Các củ khung cùng, xương bồ. Cây chư già, cây ba tư;

Cỏ giang ly, cỏ mi vu. Về phía nam:

Đồng nội lớn, đầm vũng rộng, Bình nguyên một dải bạt ngàn; Cánh phẳng có, cánh trũng có, Bậc lên bậc xuống sàn sàn.

Quanh làm đường viền: Đại Giang;

Đứng làm giới hạn: Vu San.” [4, tr.150]

(“Kỳ đông tắc hữu huệ phố: hành lan chỉ nhược, khung cùng xương bồ, giang li mi vu, chư giá ba tư.

138

Kỳ nam tắc hữu bình nguyên quảng trạch: đăng hàng đà mị, án diễn

đàn mạn, duyên dĩĐại Giang, hạn dĩ Vu Sơn.”)

(Tư Mã Tương Như, Tử Hư phú) [130] Còn tác giả phú Việt Nam dù có chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa bao nhiêu đi chăng nữa thì bầu khí quyển nuôi dưỡng tâm trí của họ vẫn là thiên nhiên đất nước và cuộc sống của con người Việt Nam. Cả phú chữ Hán lẫn phú Nôm đều không mặn mà với việc đưa vào tác phẩm những đoạn tái hiện cảnh săn bắt, yến tiệc... Nếu có tả thì cũng chỉ bằng vài nét phác họa thần thái, không đi sâu vào chi tiết như trong Phụng thành xuân sắc phú (Nguyễn Giản Thanh). Những bài phú Nôm miêu tả kinh thành hoa lệ dẫu mang dáng dấp tản thể đại phú, song cuối cùng in lại trên vẻ đẹp khung cảnh lại là đời sống con người mang đậm dấu ấn của cơ cấu làng xã:

Trai lanh lẹ đá cầu vén áo; Gái éo le rủ yếm dôi quần.

(Nguyễn Giản Thanh, Phụng thành xuân sắc phú) hay:

Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng; Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co.

(Nguyễn Huy Lượng, Tụng Tây Hồ Phú)

Xuất hiện giữa bức tranh nên thơ như vậy, vua, tuy ở vị trí tối thượng nhưng không phải xa cách tuyệt đối. Thật vậy, lịch sử mách bảo cho chúng ta nhiều thông tin để biết rằng vua Việt khác hoàng đế Trung Hoa. Giai đoạn

đầu dựng nước, các vua Lý – Trần ở mức độ nhất định vẫn hòa đồng với bề

tôi và thần dân. Những vị vua ấy được ca ngợi bởi mối quan hệ gần gũi với nhân dân, bởi đức độ có thể thống nhất cả nước trong những cuộc chiến chống ngoại xâm diễn ra thường xuyên từ triều đại này sang triều đại khác.

139

Cái triết lý “bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”37 bất kể nguồn gốc thật sự

có phải từ Trung Hoa hay không thì khi hiện diện ở Việt Nam, nó đã là phần cốt lõi không chỉ cho sự tồn tại của một vương triều mà hơn hết, cho sự tồn tại như một quốc gia độc lập của Đại Việt. Tư tưởng ấy luôn luôn được kế thừa bởi tất cả các thế hệ trí thức dân tộc. Trong lý tưởng của Nguyễn Huy Lượng, sự lớn lao ở hình ảnh bậc đế vương chẳng cần được tôn thêm nhờ tầm vóc vĩ đại hay vẻđẹp lộng lẫy của cảnh vật vì cái gốc quan trọng nhất chính là:

Đem phong cảnh lại một bàu chi nh; Mở thái bình ra bốn bể mi to.

(Nguyễn Huy Lượng, Tụng Tây Hồ phú)

Cùng một ý như vậy, Nguyễn Giản Thanh cuối đời nhà Lê đã từng khuyên vua:

Có xuân tượng bởi có thành;

Cy him chng bng cy đức.

Tuy đã nhiều non nhiều nước, mạnh thửa thành trì;

Sao bng ly nghĩa ly nhân, bn làm phong vc.

(Nguyễn Giản Thanh, Phụng thành xuân sắc phú) Có một điểm đặc biệt là hình tượng nhà vua trong khi có mặt thường xuyên ở phú chữ Hán thì đến phú Nôm số lần xuất hiện lại ít ỏi hơn nhiều. Thay vào đó, chiếm vị trí trung tâm trong phú quốc âm là một chữ đạo với nội hàm khái niệm phong phú, không chỉ đạo trung quân. Đạo ấy, có thể là đạo Phật. Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông) mách bảo chúng sinh đâu là con

đường mê lầm và đâu là con đường giác ngộ chân chính. Thiền sư dựa vào sự

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)