Ngay cả từ “tình tang” cũng đã được chuyển nghĩa để chỉ chuyện trai gái Trong Lẳng lơ phú

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 88 - 91)

(Khuyết danh) có câu:

Hồ lìu đôi vai chi gánh, sớm sớm, chiều chiều;

cường điệu hơn về mặt cảm xúc, đó là cách làm thường gặp ở ca dao. Diễn tả

nỗi nhớ mong da diết, tác giả dân gian nhấn nhá nhiều lần: “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt trên vai? Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt?” [53, tr. 1174]

Theo cùng thủ pháp như vậy, người con gái trong Lẳng lơ phú quyết liệt bênh vực quan niệm sống bất chấp các quy định của lễ giáo phong kiến bằng một nhịp điệu cứng rắn, dứt khoát được cấu trúc từ điệp từ “lẳng” và cách ngắt nhịp 2/2 ở mỗi vế: “Lẳng ăn, lẳng chơi; Lẳng nói, lẳng cười. Lẳng đi, lẳng lại; Lẳng đứng, lẳng ngồi. Ta lẳng cứ lẳng;

Người cười cứ cười.

(Khuyết danh, Lẳng lơ phú)

Lặp từ để tạo nên nhạc tính không phải xuất hiện chỉ ở phú Nôm. Ta cũng có thể tìm thấy thủ pháp nghệ thuật tương tự ở phú chữ Hán:

“Giang biên phụ lão; Vị ngã hà cầu.

Hoặc phù lê trượng; Hoặc trạo cô châu.”

(Trương Hán Siêu, Bạch Đằng giang phú) [15, tr.740] (“Bên sông bô lão;

Có kẻ gậy lê chống trước; Có người thuyền nhẹ bơi sau.”)

(Bài phú sông Bạch Đằng) [15, tr.742]

Tuy nhiên, mởđầu bài phú bằng cách lặp lại hai câu cảm thán lại là độc quyền của phú Nôm:

Yêu thay miền thôn tịch! Yêu thay miền thôn tịch!

(Nguyễn Hãng, Tịch cư ninh thể phú) “Lạ thay cảnh Tây Hồ!

Lạ thay cảnh Tây Hồ!

(Nguyễn Huy Lượng, Tụng Tây Hồ phú) “Hàn vương tôn!

Hàn vương tôn!

(Đặng Trần Thường, Hàn vương tôn phú)

Hình ảnh, nhạc điệu chính là yếu tố quyết định tạo nên nét duyên dáng, uyển chuyển cho phú Nôm. Nhờ sử dụng biện pháp điệp câu, tác giả có thể

nối kết lòng mình với người đọc bằng sức vọng của âm thanh. Cách thức mở đầu bài phú này góp mặt lần thứ nhất là ở Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng. Từ đó về sau, nó định hình thành một khuôn mẫu mới cho phú Nôm. Và chính ở điểm này, khi tiếng nói con người được dùng làm nền tảng cho nhạc điệu, phú Nôm đã có nét gần gũi hơn với văn học hiện đại.

Từ quãng nửa đầu thế kỷ XVIII, chất văn xuôi thâm nhập vào phú nhiều hơn. Từ nguyên tắc tiếp cận hiện thực đời sống đến nghệ thuật dùng từ,

đặt câu đều có xu hướng văn xuôi hóa. Câu văn phú mở rộng hơn về độ dài với lượng thông tin được nêu lên khá phong phú:

Chẳng biết ăn có nhường nơi, chơi có nhường chốn, thấy sang quàng làm họ, lăn lóc nửa đêm gà gáy, miệng răng ca bày đường nọ đường kia;

Nào hay người năm bảy đấng, của năm bảy loài, đem cú đọ với tiên, kề

cà chập tối chiều hôm, mép vẽ vọt kể từng họ, từng mạc.”

(Khuyết danh, Đàm tục phú) Mặc dù vậy, cái tai nghe yêu thích sự nhịp nhàng của âm thanh vẫn còn chi phối rất mạnh tâm lý sáng tạo chung. Ngoài quy luật tương phản bằng trắc giữa các vế trong câu, tác giả phú Nôm còn khéo léo tận dụng cách phối thanh, hiệp vần ở thành ngữ, tục ngữđể câu văn phú trở nên uyển chuyển.

Nhờ duy trì cấu tạo có tính đối xứng và cân xứng, tục ngữ, thành ngữ

vốn mang sẵn tính nhạc. Khi tham gia vào một cấu trúc lớn hơn như phú, phần lớn các đơn vị này vẫn bảo lưu nét hài hòa về thanh điệu, chẳng hạn:

Quần lượt áo là (BTBT)

Chồng chả vợ nem (BTBT)

Cha tiền mẹ bạc (BBTT)

Bút sa gà chết (TBBT)11

Có khi một số thành ngữ, tục ngữ được thay đổi, bớt đi một hoặc một vài từ, nhưng sự luân phiên bằng trắc thì vẫn bảo đảm:

Nhà lính, tính quan (Con nhà lính, tính nhà quan) (mô hình BBT, TBB

rút gọn thành BT, TB)

Đất lề, quê thói (Đất có lề, quê có thói)12 (TB, BT)

Một đặc điểm khác ở thành ngữ, tục ngữ có ảnh hưởng đến nhạc điệu của câu văn phú là hiện tượng gieo vần chuỗi. Phan Ngọc đã nhận định về

hiện tượng này như sau:

Tình trạng ưu tiên về hiệp vần được thực hiện khi chữ cuối của vế

trước hiệp vần với chữ đầu của vế sau: Người sống đống vàng; Được voi đòi tiên; Lệnh ông cồng bà; Hết quan hoàn dân; Lời nói đọi máu… Theo tôi quan

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 88 - 91)