Từ láy xuất hiện trong Vịnh Vân Yên tự phú (Huyền Quang).

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 87 - 88)

Các từ “ty tung”, “túng tính” gợi nhắc đến một loạt những từ láy khác bắt đầu bằng âm “t” được dùng để mô phỏng tiếng đàn tính tang, tình tang10. Chúng bắt buộc trí óc người đọc liên tưởng đến sự gợi cảm âm nhạc trong ngôn từ văn học. Hiểu theo một cách nào đó thì âm thanh cũng mang nghĩa.

Điệp âm mang âm nhạc vào trong hình ảnh bằng phép chuyển đổi cảm giác. Âm thanh gây nên ấn tượng về nét tươi sáng của bức tranh ngay cả khi người

đọc chưa kịp biết về nghĩa của từ. Đoạn viết sáng tạo bằng âm điệu cảm xúc chứ không hẳn là vần luật. Nếu đúng luật, bằng trắc giữa hai vế tứ tự phải đối nhau. Các cặp “chăn chung”/“quần chung”; “long tong”/“ty tung” đều gieo vần bằng. Điều này phá vỡ sự lặp lại quen thuộc giữa những lần luân phiên bằng – trắc, tạo thành sức nhấn cho sự xuất hiện của hai thanh trắc liên tiếp ở

câu kết luận: “Tha hồ túng tính”. Cái đường bệ, sang trọng của phú trở nên duyên dáng và đượm màu trần thế. Tác giả đã thành công khi đưa nét tình tứ

từ ca dao, dân ca vào không khí trang nghiêm của thể loại. Trong văn học dân gian, mối tình đằm thắm vợ chồng không phải chỉ được ca ngợi ở mặt đạo nghĩa. Những sinh hoạt thuộc về nhu cầu rất con người cũng được diễn đạt một cách hồn nhiên, sinh động. Tác giả dân gian vẫn thường dùng sự truyền cảm của âm thanh như một cách khêu gợi nên những liên tưởng về hình ảnh:

Cô tú ko kt cậu cai,

Vợ chồng thuyền chài ko kt dưới sông. Mâm cốm ko kt mâm hồng,

Bát bịt, mâm đồng ko kt một nơi.” [53, tr.487]

Âm điệu được lặp đi lặp lại cũng trở thành một biện pháp nghệ thuật tạo thành tính nhạc cho phú Nôm. Khai thác sự quấn quýt của âm thanh để

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)