Đoạn kết bài Hồng nhan bạc phận phú (Khuyết danh) có viết:

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 112 - 115)

Đọc đến chữ “Thư trung hữu nữ”, điệu cẩm tâm mà vần tú khẩu, mới quan hoài phong hoa kỳ ngộ chi thi;

Xem thấy câu “Ngã bi chung tình”, ngâm nét ngọc mà nối thơ thần, bèn ngụư hữu nữ

111

suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều mà hình thức vịnh vật không đáp ứng

được. Cho nên, cũng là sử dụng các điển tích Trung Quốc, bàn về các nhân vật Trung Quốc nhưng phú Nôm gợi lên nhiều sự xúc động hơn ở người đọc. Ngay cả một tác phẩm sử dụng điển đậm đặc đến độ nhiều bài phú chữ Hán chưa chắc sánh kịp như Khổng Tử mộng Chu Công phú (Nguyễn Nghiễm) cũng khiến người đọc cảm thông nhờ biện pháp nhập thân vào nhân vật để

bộc lộ cảm xúc:

Thương lân sùi sụt; Thán phượng nghêu ngao.

Thời chẳng gặp, thánh nhân đã vậy;

Đạo không dùng, thiên hạ làm sao?

Hai trăm lẻ xuân thu, mới biết trị bình chẳng dễ; Bảy mươi dư tuế nguyệt, thêm tuần tuổi tác càng cao. Mọi nỗi luống xui than thở;

Bấy lâu vắng thấy chiêm bao.

(Nguyễn Nghiễm, Khổng Tử mộng Chu Công phú) Trong những bài phú chữ Hán ngụ ý can gián hoặc thực hiện chức năng tụng ca, “cái tôi” hầu như bị che giấu hoàn toàn. Ngay cả ở nhóm tác phẩm lấy chính bản thân tác giả làm chủ đề nhưNgọc tỉnh liên phú (Mạc Đĩnh Chi),

Lư Khê nhàn điếu phú (Mạc Thiên Tích), Tuyết nguyệt nghi phú (Ngô Thì Nhậm)…, cái tôi cá nhân cũng không thực sự hiện diện. Bị che lấp dưới một lớp dày những ước lệ, tượng trưng, cái tôi ấy đã hòa chung vào cái ta, vào khuôn mặt chung của nhiều thế hệ. Một Mạc Thiên Tích tìm niềm vui ung dung tự tại nơi non nước, một Ngô Thì Nhậm mang niềm suy cảm nhân sinh giữa đêm trăng, diện mạo mà họ thể hiện trong tác phẩm có khác gì những

Đào Tiềm, Tô Thức của Trung Hoa? Trái lại, khi quan niệm trân trọng tình cảm tự nhiên của con người thâm nhập mạnh mẽ vào văn học, phú Nôm càng

112

trở nên đa dạng hơn ở sắc thái, giọng điệu nhờ biến cái nhìn “tài tử giai nhân là nợ sẵn” thành hiện tượng phổ biến: mượn lời giai nhân để bộc bạch lý tưởng chính trị. Những vấn đề nghị luận chính trị to tát như theo ai, trung với ai, ở hay về giờ đây từ vị trí trung tâm tác phẩm trở thành lớp nghĩa thứ hai

được suy ra từ cơ sở triết lý thứ nhất: tư tưởng “chủ tình”. Nếu các biểu tượng, đặc biệt biểu tượng thiên nhiên, được các nhà nho sử dụng có mối liên hệ khá quen thuộc và rõ ràng với cái chúng tượng trưng thì sợi dây liên kết này trong một số bài phú quốc âm lại được giấu khéo léo đến mức khó nhận ra dấu vết. Tầng nghĩa thứ nhất tự thân nó cũng mang ý nghĩa độc lập và có vai trò quan trọng không kém tầng nghĩa thứ hai. Nhiều bài phú Nôm chở

theo trăn trở của người viết về khát vọng truy cầu hạnh phúc cá nhân, về quan niệm hết sức nhân bản mà nhân dân dành cho nhu cầu yêu đương thầm kín của con người. Và từ những suy ngẫm ấy, tác giả phú quốc âm biến truyện thơ, ca dao, ngạn ngôn thành cơ sởđể triết lý, nghị luận:

Bây giờ: Hoa đã tàn; Hương đã vãn.

Mặc ai thăm ván bán thuyền; Mặc kẻ tưởng Tần vọng Hán.

Nếu có phải tuổi chừng đôi chín, lúc ấy hoa chào nửa miệng, liệu từ khi sen ngó đào tơ;

Nào có hay mai đã bảy ba, bây giờ bóng xế ngang đầu, cho đến nỗi ong chường bướm chán.

Vậy có câu rằng: Tiếc thay trong giá trắng ngần, đến phong trần cũng phong trần như ai chi thán.

113

Phú Nôm mang một đặc điểm thể loại tiềm tàng khả năng biến thành ưu thế khi bộc lộ tình cảm, tâm trạng: nghệ thuật khoa trương. Phóng đại ở miêu tả bao nhiêu, phú cường điệu ở sự thể hiện cảm xúc bấy nhiêu. Cho nên, có không ít bài phú Nôm khi bộc bạch khát vọng tận hưởng niềm vui trần thế đã vi phạm nghiêm trọng quan niệm đề cao thứ cảm xúc trung hòa “vui mà không quá mức, buồn mà không thương tổn”19 của Nho. Ở phú Nôm, chủ

trương tôn trọng tình cảm con người càng khuếch đại hơn nữa những mức độ

cảm xúc vốn dĩ cũng đã rất khoa trương. Biện pháp so sánh yêu thích của thể

loại phát huy hoàn toàn tác dụng khi phản ánh tư thế ngạo nghễ của những con người tin rằng cá nhân mình là duy nhất:

“Một lần mộng dọc ngang trong tám cõi, đủ phê pha công Hán, nợ Hàn;

Ba tấc lưỡi đưa đẩy ngoại năm năm, vừa lọn vẹn thù Tần oán Hạng. Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn;

So về dưới Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng.”

(Nguyễn Hữu Chỉnh, Trương Lưu hầu phú) Ngoài ra, lối phơi bày trực tiếp “kể thẳng việc” cũng trở thành cách thức để cảm xúc, suy nghĩ của người viết tràn lên câu chữ một cách mãnh liệt nhất:

Buồng loan vắng vẻ một mình, muốn chôn bà nguyệt; Gối phượng lẻ loi trước bóng, muốn lấp ông tơ.

(Khuyết danh, Lắm mối tối nằm không phú) Nghị luận trong phú Nôm không phải nghị luận chỉ bằng lý thuyết suông với những thuật ngữ khó hiểu. Biến những trải nghiệm của bản thân thành luận chứng, luận cứ sắc bén cho quá trình lập luận trở thành ưu điểm của phú quốc âm. Nếu giá trị lớn nhất của phú chữ Hán ở nội dung nghị luận

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 112 - 115)