Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỉ XIV.

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 25 - 29)

In lại trên vẻ mặt của từng tác phẩm là diện mạo chung của văn học giai

đoạn. Do đó, việc phân chia các giai đoạn phát triển của phú Nôm một mặt dựa trên quá trình vận động chung của văn học trung đại, mặt khác chịu tác

động từ đặc điểm riêng của thể loại bao gồm sự thay đổi về nội dung và mức

độ trưởng thành về nghệ thuật .

Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV đã mở đầu cho quá trình Việt hóa nhiều thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hai thể loại đầu tiên

được viết bằng ngôn ngữ dân tộc là thơ Đường luật và phú. Theo Đại Việt sử

ký toàn thư, từ khoảng năm Hưng Long thứ 14 (1306), việc sáng tác thơ phú quốc âm bắt đầu trở nên phổ biến:

Sai thiên chương học sĩ Nguyễn Sĩ Cố giảng Ngũ kinh. Sĩ Cố thuộc dòng Đông Phương Sóc, giỏi khôi hài, hay làm thơ phú quốc ngữ. Nước ta làm nhiều thơ phú bằng quốc ngữ bắt đầu từđó.” [58, tr.97]

Mặc dù một số nhà nghiên cứu, như Nguyễn Đổng Chi chẳng hạn, cho rằng phú Nôm có thể đã xuất hiện từ thời Lý nhưng các tài liệu còn lưu giữ được đến nay chỉ ghi nhận lại cụ thể năm bài phú Nôm đời Trần: Cư trần lạc

đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang, Giáo tử phú (tương truyền của Mạc Đĩnh Chi nhưng còn tồn nghi) và Nam dược quốc ngữ phú của Tuệ Tĩnh.

Bản in Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông), Vịnh Vân Yên tự phú (Huyền Quang), Giáo tử phú (?) được tìm thấy trong cuốn Thiền tông bản hạnh, tức Trần triều Thiền tông chỉ nam truyền tâm quốc ngữ hành. Tác phẩm có ba bản sau đây:

Bản thứ nhất in đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 6 (1745) do Sa môn Liễu Viên trụ trì chùa Liên Hoa sai đệ tử là Sa di ni pháp danh Diệu

Thuần khắc bản in. Bản gỗ còn giữ ở chùa Liên Phái hiện nay. Chùa Liên Phái xưa tên Liên Hoa, đến năm 1840 được đổi tên để tránh húy của Hoàng thái hậu mẹ vua Thiệu Trị. Hoàng Xuân Hãn nhận được bản này từ Hòa thượng Giác Ngạn và phiên âm ra. Bản phiên âm có in trong tạp chí Vạn Hạnh số 15 năm 1966. Trong bản này ở sau có để hai chữ “trùng san” tức là khắc lại từ một bản trước. Như vậy, quyển Thiền tông bản hạnh có thể có một bản trước nữa nhưng hiện nay chưa tìm được.

Bản thứ hai in đời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805), do trụ trì chùa Hoa Yên, Huệ Thân, và đệ tử khắc bản in. Nhưng bản này sau cũng hư mục tìm không thấy.

Bản thứ ba in năm Bảo Đại thứ 7 (1932) do hai vị Hòa thượng Thanh Minh và Thanh Hanh khắc bản in. Hòa thượng Thanh Minh trụ trì chùa Hoa Yên, đệ tử Thiền sư Thông Địa, Hòa thượng Thanh Hanh trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, nên gọi là Tổ Vĩnh Nghiêm. Bản này do Đào Duy Anh phiên âm, nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 1975.

Nhóm bài Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông), Vịnh Vân Yên tự phú (Huyền Quang) nằm trong phần phụ sau bản Thiền tông bản hạnh in năm 1745.

Còn bài Giáo tử phú chỉ xuất hiện ở bản in năm 1932, cuối bài ghi chú là do Mạc Đĩnh Chi soạn ra. Nhưng nội dung cổ xúy cho đạo Phật khiến nhiều nhà nghiên cứu ngờ rằng đây không phải tác phẩm của Mạc Đĩnh Chi, một nhà nho từng nghi ngờ Thiền sư Huyền Quang và xui vua Trần Anh Tông sai nàng Điểm Bích đến thử Ngài. Tuy vậy, dựa vào ngôn ngữ cổ của bài phú thì vẫn có cơ sởđể tin rằng đấy là tác phẩm thời Trần.

Còn Nam dược quốc ngữ phú là tác phẩm của danh y Nguyễn Bá Tĩnh (1341 – 1369). Bài phú nằm trong quyển thượng bộ Nam dược chính bản. Bản còn giữ được hiện nay khắc in năm Vĩnh Thịnh 13 (1717), do Lê Đức

Toàn, hiệu Pháp Thạnh sao chép, chỉnh lý và đặt lại tên là Hồng Nghĩa giác tư

y thư.

Như vậy, cho đến nay, chưa có bằng chứng cụ thể về phú Nôm giai

đoạn trước thế kỷ XIII. Sự thiếu vắng của phú quốc âm trong văn học thời Lý, nguyên nhân có thể là do tư liệu thất tán, nhưng cũng có nhiều khả năng lúc bấy giờ chữ Nôm chưa đủ hoàn chỉnh để vận dụng vào một thể loại dài hơi như phú. Chữ Nôm, theo thống nhất của các nhà Việt ngữ học, chỉ thật sự

hoàn chỉnh và được khẳng định vào giữa thế kỷ XIII. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nhận định:

Chỉ từ cuối thế kỷ X trở đi chữ Nôm với tư cách một hệ thống văn tự

thuần thục mới dần dần hình thành. Thế kỷ XI, XII nó tiếp tục phát triển, tự

hoàn chỉnh thêm và ngày càng trưởng thành. Cuối cùng đến giữa thế kỷ XIII thì về cơ bản nó đã được khẳng định thật sự.” [9, tr.35]

Hơn nữa, đoan chắc rằng các vị thiền sư – thi sĩ đời Lý với quan niệm “dĩ tâm truyền tâm” ưa thích vẻ đẹp giản dị, ngắn gọn và hàm súc của thơ Đường luật hơn là phong cách hoành tráng của thể phú.

Nhìn từ góc độ thể loại, phú Nôm đời Trần có rất nhiều biểu hiện chệch chuẩn. Không thểđơn giản đặt phú Nôm giai đoạn này vào một trong các ô cổ

phú, bài phú, luật phú hay văn phú. Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông) vừa có độ dài của tán thể đại phú với 1662 chữ (chưa tính bài kệ) vừa mang những dấu hiệu của luật phú. Đọc tác phẩm, đã thấy những yếu tố của phú

Đường luật thể hiện ở kiểu câu biền ngẫu đòi hỏi tính chặt chẽ của đối và niêm luật, chẳng hạn:

Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

hay:

Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lặc.

Đấy là bởi vì cái “mã nguồn” của phú Nôm không chỉ khoanh vùng riêng ởđời Hán. Văn học dân tộc tiếp nhận thể loại phú ở giai đoạn khá muộn trong lịch sử hình thành và phát triển của nó, khi phú đã trải qua ba triều đại Hán, Đường và Tống. Cho nên, Lê Quý Đôn bàn về văn thể hai triều Lý Trần theo tinh thần “bất tốn”, “bất dị” Trung Hoa đã không lấy đời Hán mà dùng văn chương Đường, Tống làm giá trị chuẩn:

Nước ta hai triu nhà Lý, nhà Trn ngang vào khong triu nhà Tng, nhà Nguyên Trung Quc. Lúc ấy tinh anh nhân tài, khí cách văn chương, không khác gì Trung Quốc, nhưng sách vở ghi chép sơ lược, thiếu sót, không tường tận. Tôi thu nhặt những gì còn sót lại ở đồ đồng và bia đá (kim thạch di văn) được mấy chục bài, thì thy văn thi nhà Lý, li bin ngu, bóng by đẹp đẽ, còn ging như th văn đời Đường; đến thi Trn thì lưu loát chnh t, đã ging khu khí người nhà Tng.

(Kiến văn tiểu lục, Thiên chương) [24, tr.166]

Ở một chỗ khác, ông lại viết:

Văn phú triều Trần rất kỳ dị hùng vĩ, lại lưu loát tươi đẹp, hơi ging vn điu văn Tng.

(Kiến văn tiểu lục, Thiên chương) [24, tr.218-219] Tình hình tiếp nhận phú Trung Quốc chắc hẳn cũng diễn ra tương tự ở

phú Nôm (mặc dù chúng ta không tìm thấy những ý kiến phê bình trực tiếp cho biết điều này như trong trường hợp phú chữ Hán). Có điều, cái nền của phú Nôm khác phú chữ Hán. Mảnh đất mà phú Nôm gieo mùa đầu tiên chưa có dấu chân người qua. Trong tay các tác giả có gì ngoài hệ thống chữ Nôm mới lần thứ nhất được dùng vào sáng tác văn chương? Mà Việt hóa một thể

loại ngoại lai không đơn giản chỉ là quá trình mang chữ Nôm áp vào khung thể cách có sẵn. Những bước sáng tác ban đầu bao giờ cũng khó khăn. Thơ

Nôm Đường luật trong giai đoạn đầu tiên đã từng trăn trở với cách vận dụng thi luật mới mẻ. Phú Nôm cũng vậy. Đó là con đường bắt đầu bằng những thử

nghiệm nhằm tìm kiếm một cách diễn đạt thích hợp với nội dung phong phú mà tác giả muốn và chỉ có thể trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Cho nên, phú Nôm thế kỷ X – XIV vừa phảng phất bóng dáng phú Hán, vừa có nét cân đối của cấu trúc biền ngẫu như luật phú đời Đường, đồng thời lại mang cả chút mênh mang của khoảng lặng suy nghiệm nhân sinh như văn phú đời Tống. Những thể nghiệm này xét từ góc độ văn chương có thể thành công hoặc không thành công nhưng chỉ riêng việc vận dụng tiếng Việt vào thể loại có dung lượng lớn như phú đã là một đóng góp quan trọng. Chỉ có sự phát triển của chữ Nôm mới là yếu tố trước nhất thúc đẩy nền văn học quốc âm trưởng thành, và phú Nôm, ở bước đi đầu tiên, đã trao cho tiếng Việt cơ hội tự rèn giũa mình để ngày càng tinh tế và hoàn thiện hơn.

Việc thể phú đứng chung vào hàng ngũ các thể văn của Phật giáo như

thơ thiền, văn ngữ lục, truyện nhà sư là hiện tượng có nhiều ý nghĩa. Phú vốn dĩ phục vụ cho hai nội dung lớn của Nho giáo: ca tụng vị trí tối thượng của vua và tỏ cái chí, cái tâm của kẻ sĩ. “Nói nhiều” như vậy không phải tác phong của các vị thiền sư. Thế nhưng Trần Nhân Tông lại dùng phú cho mục

đích giác ngộ chúng sinh. Cư trần lạc đạo phúĐắc thú lâm tuyền thành

đạo ca cho thấy vị Sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm vận dụng tông chỉ Thiền tông “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật” rất linh động3. Hai tác phẩm này thể hiện chủ trương dùng giảng

3 Nhiều hoạt động khác trong cuộc đời Trần Nhân Tông là bằng cớ sống động cho quan niệm cởi mở của ông. Đại Việt sử ký toàn thưTam tổ thực lục đều ghi lại sự kiện Mùa xuân năm Hưng

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)