PHÚ NÔM TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRÊN PHƯƠNG DIỆN TRIẾT LÝ, NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 100)

TRÊN PHƯƠNG DIN TRIT LÝ, NGH LUN

3.1. Ðóng góp nhìn từ góc độ thủ pháp triết lý, nghị luận

3.1.1. Hình thc đối thoi vi s m rng truyn thng dân ch trong phú Nôm. phú Nôm.

Nghị luận nếu chỉ là nội dung không bắt buộc ở thơ thì với phú, lại trở

thành một trong những yếu tố góp phần hình thành nên bản chất của thể loại. Cuối bài tấu lên một khúc nhạc hay (“khúc chung tấu nhã”) để mở ra chân trời cao rộng (“cao đàm khoát luận”) là cách phú tiếp cận vấn đề. Nếu thi ca rung động cùng những phút giây đột xuất có thể làm “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”13, thì phú chủ yếu đi tìm những chân lý mà tính phổ quát của nó đủ sức gây nên sự hưởng ứng cao độ về mặt lý trí từ phía độc giả. Và cố nhiên, nội dung ấy sẽ vừa là nguyên nhân vừa là cứu cánh của một hình thức nghệ thuật thích hợp, trong đó đặc biệt nổi bật lên lối viết khách – chủ

vấn đáp được “di truyền” sang phú từ tản văn chư tử thời Tiên Tần. Có điều, sự can thiệp quá sâu của chính trị vào phú đã làm xói mòn ý nghĩa đích thực của nghị luận, khiến thể loại này bị xem như một điển hình của sự phô trương, tô vẽ, lời văn đẹp đẽ nhưng không đáng tin:

Còn các tác gia về sau thì lại học theo lối hào nhoáng, xem thường lối chân thực, tránh xa phong, nhã, gần gụi và bắt chước từ, phú, vì vậy loại thể

hiện tình cảm ngày càng ít, loại chạy theo văn vẻ ngày càng nhiều.”

(Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, thiên Tình thái) [37, tr.371] Các tác giả Việt Nam khi “trước bạ” tên thể loại phú vào nền văn học viết non trẻ của dân tộc, đứng trước những nhu cầu nội sinh, đã điểm duyệt lại

Một phần của tài liệu PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI HÀNH TRÌNH VÀ ĐÓNG GÓP (Trang 100)